$nbsp;
28-11-2018 10:02

Lễ cúng cuối năm dồn dập trong tháng Chạp, tháng 12 âm lịch. Thời gian này các gia đình bao giờ cũng bận rộn nhất bởi ngoài việc mua sắm dọn dẹp và chuẩn bị cho năm mới thì các gia đình còn phải tất bật với những lễ cúng quan trọng : Cúng rằm tháng chạp, cúng ông công ông táo, cúng tất niên. 

 

3 lễ cúng cuối năm trong tháng 12 âm lịch cần nhớ

Cúng Rằm tháng Chạp

Lễ cúng rằm tháng chạp đối với nhiều gia đình thường làm khá tươm tất. Bời đây là ngày rằm cuối cùng của năm, người dân cũng có xu hướng đi chợ sớm, để mua được những món đồ thật ngon, thật tươi cho mâm lễ,

Chính bởi vì thế, trên mâm cỗ cúng Rằm Tháng Chạp thường có thể có thêm bánh chưng. Thường thì mâm cơm cúng Rằm Tháng Chạp thường được chuẩn bị với các món như : Gà trống luộc, măng miến, canh măng. Ngoài ra còn có thêm các loại hoa như là Phật Thù, Hoa Cúc, hoa Huệ cũng được rất nhiều người lựa chọn để dân lên ông bà , tổ tiên.

Cúng ông Công, ông Táo

Ngay sau rằm tháng Chạp tới ngày 23 người dân lại nô nức chuẩn bị cho lễ cúng Ông Công, ông Táo. Theo phong tục lễ cúng tiễn đưa ông Táo chầu Trời thường được cúng vào tối 22 tháng Chạp Âm lịch hàng năm. Bởi theo quan niệm của người dân là lễ cúng tiễn ông Táo về trời cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về thiên đình để báo cáo với Ngọc Hoàng, tức là lễ cũng nên được tiến hành trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Nếu gia chủ có ban thờ Táo quân đặt gần bếp thì thắp hương ở ban thờ này.

Lễ cúng quan trọng dịp cuối năm

Lễ cúng quan trọng dịp cuối năm

Trường hợp không có riêng ban thờ thì tiến hành thắp hương ở ban thờ gia tiên. Sau khi đồ lễ đã được bày biện hoàn tất thì gia chủ sẽ tiến hành thắp hương khấn vái, đợi tới khi hương đã tàn thì thắp thêm một tuần hương mới nữa để lễ tạ. Sau khi các công đoạn đó đã xong xuôi đồ vàng mã sẽ được đem đốt cùng với bài vị cũ. Tiếp đến người ta sẽ lập bài vị mới cho Táo Công, tiếp hành thả cá chép ra ao, hồ, sông suối… với ngụ ý để cá chở ông táo về chầu trời.

Cúng Tất Niên

Vào ngày cuối cùng của năm, để kết thúc năm cũ, đón chào năm mới, các gia đình Việt thường có tục tổ chức một bữa cơm cuối năm được gọi là lễ cúng Tất Niên vào chiều 30 Tết.

Đối với người Việt Nam, họ rất coi trọng bữa cơm Tất Niên chiều 30 Tết, bởi đây là khoảnh khắc thiêng liêng của mọi gia đình, là bữa cơm đoàn viên giúp gắn kết các thành viên, các thế hệ gia đình với nhau. Theo quan niệm xưa, gia đình nào càng đông đủ các thế hệ cùng dự bữa tất niên chứng tỏ gia đình đó “phúc lộc đề đa”, càng có nhiều may mắn.

Cùng với ý nghĩa bữa cơm đoàn tụ, sum vầy, thì bữa cơm tất niên còn là nghi thức tiến biệt năm cũ và sửa soạn đón chào năm mới, mời Ông Công Ông Táo về trần thế tiếp tục cai quản việc bếp núc. Sau bữa cơm tất niên còn là lúc mọi người trong gia đình sửa soạn cúng giao thừa, tiễn năm cũ và đón mừng năm mới.

Ngày tất niên, hầu như mọi việc quan trọng chuẩn bị cho lễ Tết Nguyên Đán gần như đã được hoàn tất, thế nhưng hầu như ai cũng thấy tất bật với những công việc nhỏ, rồi cố gắng chuẩn bị cho một năm mới trọn vẹn chu toàn. Tuy vậy, những người chủ chốt trong gia đình vẫn không bao giờ sao nhãng việc cúng tất niên.

Lễ Tất niên tại gia thường được tiến hành vào chiều 30 Tết. Tuy nhiên có những gia đình vì điều kiện thời gian, công việc cũng tổ chức vào các ngày trước đó, 29, 28,27 âm lịch…

,

Bài viết cùng chuyên mục

  • Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
  • Lời chúc tết người yêu cũ hay, mang nhiều ý nghĩa
  • Lời chúc tết cho vợ yêu tình cảm, ý nghĩa, gắn kết vợ chồng
  • Lời chúc tết khách hàng hay ý nghĩa, tăng thêm gắn kết
  • Lời chúc tết cho anh trai hay và hài hước năm 2024
Thư viện tổng hợp
Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
Văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ ngày cuối năm chuẩn nhất
Tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa, nội dung của Bát Nhã Tâm Kinh
Nữ xông nhà có được không? Có bầu xông đất tốt hay xấu
Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
Tử vi tháng 12/2021 của 12 con giáp chi tiết, đầy đủ nhất
Đặt câu hỏi
  • Hình thức tư vấn
  • Online
  • Mail
|
Tu vi