$nbsp;
24-12-2018 11:19

Bà Chúa Kho là ai ?, vì sao lại có tục lệ đi “vay vốn” Bà Chúa Kho dịp đầu năm để mong cầu may mắn, khi đi vay vốn Bà Chúa Kho cần phải thực hiện như thế nào để vay 1 lãi 10, hãy cùng xemboi.com.vn tìm hiểu. 

Nguồn gốc lịch sử của Bà Chúa Kho

Nguồn gốc của Bà Chúa Kho được lưu truyền với nhiều hình thái khác nhau, khi là một nhân vật lịch sử, khi là một nhân vật mang đậm tín ngưỡng tâm linh, nhưng có khi lại mang đậm tín ngưỡng của nền văn minh nông nghiệp, trồng lúa.

Xét trên phương diện tâm linh, Bà Chúa Kho vốn là một vị thần có phần khiêm nhường trong lớp áo của một “nhân vật lịch sử”, “Thần Mẫu”. Bắt đầu từ cuối thập Kỷ 80, nhất là đầu thập kỷ 90 hiện tượng thờ cúng Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh đã nổi lên như một điển hình của tín ngưỡng dân gian, khiến rất nhiều người quan tâm. Ngày nay Bà Chúa Kho bỗng trở thành người ban phát lộc kiểu như “vay trả ” như một “chủ nhà băng”.

Những người tìm tới Đền Bà Chúa Kho để cầu khấn không chỉ còn đơn thuần là những người nông dân như trước kia nữa, mà dần dần cho tới ngày tay người tìm tới cầu của của Bà chủ yếu lại là thương nhân, thị dân hay những viên chức nhà nước.

Như vậy là từ một hình thức tín ngưỡng nông nghiệp, ngày nay Bà Chúa Kho đã trở thành một vị trần chuyên chủ về thương nghiệp, của thị dân đô thị. Bắt nguồn ban đầu từ một tín ngưỡng mang tính hướng nội, tức là chỉ dành cho những cộng đồng làng xã, thì nay lễ Đền Bà Chúa Kho đã trở thành một tín ngưỡng mang tính hướng ngoại, tức là phúc vụ chủ yếu cho những người bên ngoài cộng đồng.

Bà Chúa Kho những điều cần làm để vay 1 lãi 10

Bà Chúa Kho những điều cần làm để vay 1 lãi 10

Từ đây, chúng ta có thể hiểu được cái logíc của quá trình phát triển nội tại của biểu tượng:  Mẹ Lúa/  Bà Chúa Kho Lương/ Bà Chúa Kho Tiền. Ba lớp giá trị này của biểu tượng Bà Chúa Kho phản ánh quy luật và sự biến đổi của xã hội Việt Nam: Xã hội nông nghiệp thời tiền sử, chủ nghĩa yêu nước, tinh thần chống ngoại xâm thời phong kiến tự chủ và xã hội chuyển sang cơ chế thị trường từ sau đổi mới.

6 điều cần làm khi “Vay vốn” Bà Chúa Kho để vay 1 lãi 10

Trong phong tục văn hóa tín ngưỡng của người Việt tới lễ Đền Bà Chúa Kho vào mỗi dịp đầu năm rất được khác thập phương, đặc biệt là giới kinh doanh, và buôn bán quan tâm. Họ tìm tới nơi đây dâng hương, làm lễ, bởi bơi đây được truyền tụng chính là “ngân hàng vàng mã” và rất linh thiêng.

Vào những ngày đầu năm mới, mọi ngời sẽ tìm tới Đền để dâng lễ cầu khấn, tiến hành vay Bà tiền âm, thê snhưng sẽ được lộc tiền dương. Tới cuối năm sẽ lại đi trả Bà tiền âm. Khi làm ăn phát đạt, có những người còn trả gấp 4, gấp 5 có khi gấp cả 10 lần so với vốn đã vay Bà bàn đầu. Vậy nên lễ vật ở đền Bà Chúa Kho được coi là cực kỳ phong phú, có những bộ lễ có giá trị lớn, tới cả trăm triệu đồng.

Tới đền Bà Chúa Kho “vay vốn” cần thực hiện theo bước  sau. 

1. Trình tự vào đền

Lễ đền Bà Chú Kho ở khu vực Bắc Ninh, nếu chưa có kinh nghiệm quý khác tìm tới địa chỉ đền bà Chúa tại Làng Cổ Mễ , Phường Vũ Ninh. Hoặc nếu có nhiều thời gian thì thì có tới thăm quan quần thể xung quanh như là các đền trình, đến công chúa Quế Hoa, Đền Quan Tam Phủ, Văn Miểu Bắc Ninh ( đây là 1 trong 3 Văn Miếu cổ của cả nước ).

Trước tiên, các thực Khách nên ghé qua đền Trình để làm lễ trước gọi là lễ trình bởi vì đó là cái lễ để cáo Thần linh Thổ Địa nơi mình đến dâng lễ. Người thực hành tín ngưỡng cáo lễ Thần linh cho phép được tiến hành lễ tại Đình, Đền, Miếu, Phủ. Tiếp sau đó mới tiến vào đền Bà Chúa Kho.

Các Ban Chính trong đền Bà Cháu bao gồm : 

– Ban Bà chúa kho

– Ban công đồng- Hội đồng các quan

– Ban sơn trang- Chúa ai quản tài nguyên trên non dưới bển

– Ban mẫu cửu trùng thiên- chủ yếu là giải hạn

– Ban Thờ cô

– Ban thờ cậu: cầu sinh con cái, mong con ngoan học giỏi

Bà Chúa Kho những điều cần làm để vay 1 lãi 10

Bà Chúa Khoa những điều cần làm để vay 1 lãi 10

2. Nghi thức Viết Sớ tại đền 

Khi tới Đền để làm lễ cầu cúng chắc chắn phải có sớ Điệp, sớ phải được ghi riêng, nhà nào ghi riêng nhà đó, không được ghi chung tập thế các thành viên của nhiều gia đình và một lá sớ. Khi dâng lễ các ban ở trong đền thì lá Sớ là một tờ trình rất quan trọng, bởi trong đây có ghi lại đầy đủ thông của của tín chủ cùng với toàn bộ thành viên trong gia đình. Nhằm dâng tấu lên ác thánh, đó được coi như một lời khấn bằng văn bản, để các thánh thần coi xét cho lòng thành tâm.

Một vài lưu ý khi chọn ngời viết sơ hán nôm ( có khi quen gọi là sớ chữ nho )

  • Khi chọn thầy viết sớ các bạn thường thích các thầy cao tuổi viết sớ.
  • Nếu muốn lễ ở ban nào thì yêu cầu các Thầy viết cho ở ban đó.
  • Theo thông lệ thì mọi người hay viết sớ để trình các ban, bà chúa, sơn trang, công đồng ,sớ đền trình…

3. Nghi lễ “vay vốn” Bà Chúa Kho

Nghi lễ “vay vốn” Bà Chúa Kho là một nghi lễ tâm linh, đối với những người lễ bái cần phải thành tâm và phải nhớ giữ đúng lời hứa của mình nếu như muốn Bà ban phát lộc cho. Lưu ý cho người đến vay là cần phải ghi rõ trong sớ là muốn vay bao nhiêu tiền, vay để làm gì và cũng cần ghi rõ thời gian sẽ trả lễ ( tạ lễ ) là 1 năm 2 năm hay là 5 năm.

Việc vay trả này cũng còn tùy thuộc vào mỗi người nhưng nếu có “vay” thì phải có “trả” cho dù có làm ăn được hay không để thể hiện được lòng thành kính.

4. Hướng dẫn sắm lễ

Đối với những tín chủ kinh doanh đến để vay, trả thì phải có lễ tiền vàng (hàng mã) ứng với số tiền mà tín chủ cần vay trả. Ngoài ra mâm lễ phải có những thứ sau:

– Lễ Chay: Bao gồm hương hoa, trả, quả, phẩm oản… dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có). Lễ chay cũng dùng để dâng ban Thánh Mẫu.

– Lễ Mặn: Bao gồm gà, lợn, giò, chả… được làm cẩn thận, nấu chín. Lễ này sẽ được đặt bàn thờ Ngũ vị quan lớn tức là ban công đồng

Bà Chúa Kho những điều cần làm để vay 1 lãi 10

Bà Chúa Kho những điều cần làm để vay 1 lãi 10

– Lễ đồ sống: bao gồm trứng, gạo, muối hoặc thịt mồi (một miếng thịt lợn khoảng vài lạng). Lưu ý cần nhớ là tuyệt đối không dùng các đồ lễ sống tại các ban quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ.

– Cỗ sơn trang: Gồm những đồ đặc sản chay Việt Nam, gạo nếp cẩm nấu xôi chè. ( Điềm cần lưu ý là không được dùng cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả…)

– Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Thường gồm oản, quả, hương hoa, gương, lược…, những đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ. Nhưng lễ vật này cầu kỳ, nhỏ, đẹp và được bao trong những túi nhỏ xinh xắn, đẹp mắt.

– Lễ thần Thành Hoàng, Thư điền: Phải dùng đồ chay (giò, nem…) mới có phúc và những lời cầu nguyện được linh ứng.

Chú ý: Khi vào đền để tránh tốn kém các chị nên tự mượn mâp sắp lễ để sắp, tự khấn thành tâm chứ không nên thuê khấn. Cũng không nên mang theo trẻ nhỏ vì trong đền có nhiều bóng giá, không tốt cho các bé.

5. Văn khấn cúng đền Bà Chúa Kho

Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ Chúa Kho Thánh mẫu, cúi xin được phù hộ độ trì.

– Con xin kính lạy Tam giới Thiên chúa cập nhất thiết Thánh chúng.

– Con xin kính lạy Tam phủ công đồng. Tứ phủ vạn linh.

– Con xin kính lạy Thiên tiên Thánh mẫu, Địa thiên Thánh mẫu, Thủy tiên thánh mẫu.

– Con xin kính lạy Đức Chúa kho Thánh mẫu hiển hoá anh linh.

– Con xin kính lạy Đương niên hành khiển chí đức Tôn thần.

– Con xin kính lạy Đường cảnh Thành Hoàng Bản Thổ đại vương.

– Con xin kính lạy Ngũ hổ thần tướng, Thanh bạch xà Thần linh

Hương tử con là:

Ngụ tại:…………………………………….. ………………………

Hôm nay là ngày……………………………………… ..

Con sắm sửa kim ngân, hương hoa, lễ vật chí thiết một lòng thành tâm dâng lễ, sám hối cầu xin phù hộ cho hương tử con được: gia quyến bình an, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, bách sự cầu được như ý.

Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ Chúa Kho Thánh mẫu, cúi xin được phù hộ độ trì.

6. Hạ lễ tại đền Bà Chúa Kho

Sau khi việc dẫn lễ, khấn ở các ban thờ đã kết thúc, cần đợi khi hết một tuần nhang, sau đó có thể tiến hành thắp thêm một tuần nhang nữa.

Sau khi thắp xong thì vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi tiến hành hạ sớ, mang ra nới hóa vàng để hóa, sau đó mới tiến hành hạ lễ dâng cũng khác. Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính. Riêng các đồ lễ ở bàn thờ Cô, thờ Cậu thì không hạ lễ.

Vào những ngày đầu năm mới, du khác từ khắp mọi miền đất nước tìm đến Đền Bà Chúa khi cũng bái rất đông, vậy nên để đảm bảo an toàn tốt nhất không nên mang theo quá nhiều tiền mặt tránh kẻ xấu lợi dụng trộm cắp. Tại nơi linh thiêng cũng cần ăn mặc lịch sự, kín đáo. Hành xử nên đền chùa văn minh, lịch sự.

 

Bài viết cùng chuyên mục

  • Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
  • Lời chúc tết người yêu cũ hay, mang nhiều ý nghĩa
  • Lời chúc tết cho vợ yêu tình cảm, ý nghĩa, gắn kết vợ chồng
  • Lời chúc tết khách hàng hay ý nghĩa, tăng thêm gắn kết
  • Lời chúc tết cho anh trai hay và hài hước năm 2024
Thư viện tổng hợp
Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
Văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ ngày cuối năm chuẩn nhất
Tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa, nội dung của Bát Nhã Tâm Kinh
Nữ xông nhà có được không? Có bầu xông đất tốt hay xấu
Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
Tử vi tháng 12/2021 của 12 con giáp chi tiết, đầy đủ nhất
Đặt câu hỏi
  • Hình thức tư vấn
  • Online
  • Mail
|
Tu vi