$nbsp;
26-09-2020 8:35
Tết trùng cửu ngày 9 tháng 9 âm lịch theo phong tục tập quán của người Việt gọi đây là Tết Trung Dương hay Tết Trùng Cửu, Tết Hoa Cúc. Ngày Tết Trùng Cửu lấy chính sự lặp lại của hai số 9 để nói về sự trường thọ. Ngày nay ở Việt Nam cũng ít người còn biết đến ngày tết xa xưa mang nhiều nét văn hóa truyền thống này. 

Tết Trùng cửu còn có một tên gọi khác là “Từ Thanh” tức là “tạm biệt cổ xanh”. Bởi sau ngày trùng cửu tiết trời đã sang đông, cây cối không còn sức sống và không thích hợp để dạo chơi. Bởi vậy dịp Tết Trùng Cửu chính là cơ hội cuối cùng để mọi người đi chơi trước khi tiết trời chuyển sang đông.

I. Nguồn gốc của Tết Trùng Cửu

Nói về ngày Tết này có rất nhiều điển tích như sau 
+ Tục này bắt nguồn từ đời nhà Hán. Ngô Quân thời Nam Triều trong “Tục Tề hài ký ‘’ có chép một câu chuyện: “Đời Hậu Hán (25-250) có Hoàng Cảnh, người huyện Nhữ Nam, theo học đạo tiên với Phí Trường Phòng. Một ngày nọ, Trường Phòng bảo Cảnh : ” 9 tháng 9 tới đây gia đình của ngươi sẽ gặp phải tai nạn. Tốt nhất đến này đó ngươi hãy đem cả nhà lên núi cao, tay đeo túi đỏ đựng hột thù du ( một loại tiêu ), uống rượu hoa cúc, tới tối hãy trở về may ra mới tránh được tai nạn “. Hoảng Cảnh vâng theo lời thầy đưa cả nhà lên núi. Quả nhiên tới tối khi trở về thì thấy gà viẹt, heo chó trong nhà bị dịch mà chết hết.

Thuận theo tích này nên hàng năm cứ vào ngày 9 tháng 9 âm lịch người ta lại kéo nhau lên núi để lánh nạn… lâu dần trở thành Tết Trùng Cửu. Sau dần tính chất ngày tết thay đổi. Tết Trùng Cửu lại dành riêng cho tao nhân mặc khách lên núi uống rượu làm thơ.

+ Sách “Phong Thổ Ký” lại chép: Vào cuối đời nhà Hạ (2205-1818 trước D.L.), vua Kiệt dâm bạo tàn ác, Thượng Đế vì muốn răn nhà vua nên đã giáng một trận thủy tai làm cho nhà cửa khắp nơi bị nước nhấn chìn, nhân dân chết đuối, thay nổi đầy sông. Nạn thủy tai đó nhằm đúng ngày 9 tháng 9 âm lịch. Bởi vậy mỗi năm cứ đến ngày này, dân làng lo sợ, già trẻ lớn bé, đều quẩy thực phẩm lên núi cao để lánh nạn… lâu rồi thành lệ.

Tết trùng cửu nguồn gốc và ý nghĩa

Tết trùng cửu nguồn gốc và ý nghĩa

+ Đến đời Hán Văn Đế (176-156 trước D.L.), nhà vua cho dựng một đài cao 30 trượng ở trong cung, cữ mỗi năm tới đúng ngày 9 tháng 9 nhà vua cùng với vương hậu, các vương tử, cung phi đem nhau lên đài ở cho qua hết ngày hôm ấy. Sau đến đời nhà Đường (618-907) xem ngày mồng 9 tháng 9 thành ngày lễ tết gọi là Trùng Cửu. Các văn nhân thi sĩ mang bầu rượu túi thơ cùng nhau lên núi cao say sưa ngâm vịnh.

II. Các phong tục tập quán trong ngày Tết Trùng Cửu (Tết Trùng Dương)

1. Lên vùng cao

Vì đây là thời điểm cuối cùng trước khi tiết trời sang đông và cây cối không còn tươi tốt, thế nên nhân dịp này mọi người thường tìm đến vùng ngoại ô, ngoại thành để leo núi, thưởng ngoạn phong cảnh và hít thở bầu không khí trong lành.

Người người rủ nhau lên núi cao hay tháp coa, những chỗ cao tùy thuộc điều kiện của từng nơi để thưởng ngoạn phong cảnh, tưởng nhớ lại thời cổ đại đã từng phải “lên cao lánh nạn”. Ăn bánh “cao 糕” cũng để nhắc nhớ thời phải lánh lên cao, do lấy chữ đồng âm là “cao”. Bánh cao làm bằng bột gạo xay nước ngào đường đỏ hấp chín đổ thành 9 tầng như bảo tháp, tượng trưng cho đỉnh cao và số 9, bên trên còn nặn hình hai con dê nhỏ tượng trưng trùng dương, lại cắm trên đó một ngọn đèn nến tượng trưng đăng cao là trèo lên cao, và cắm một ngọn cờ giấy nhỏ màu đỏ tượng trưng cho cài lá châu du 茱 萸. Đó là cách làm thời cận đại ở vùng Phúc Kiến.

2. Ngắm hoa cúc và uống rượu hoa cúc

Tương truyền thời Tấn có ẩn sĩ Đào Uyên Minh 陶 渊 明 rượu vào là thơ ra, lại rất yêu hoa cúc, văn nhân mặc khách bắt chước ông ta lấy ngày trùng dương làm ngày ngâm vịnh. Đào Uyên Minh sống vào buổi giao thời Tấn – Tống, chính sự hủ bại, thế nên ông từ quan về quê tại vùng Giang tây ở ẩn trồng hoa cúc, rồi làm thơ, nhưng ông lại có tật là phải uống rượu vào hơi xỉn mới ra thơ. Lần đó nhằm đúng vào ngày trung dương, ông dạo ngắm hoa nhưng vì nhà nghèo không có rượu để uống, ông vặt tạm hoa cúc nhai để làm mồi thế nhưng vẫn không xỉn được vì không có rượu. Đang lúc buồn thì bỗng có người đến gặp đem cho một bình rượu, đó là sai nhân do thứ sử Giang Châu là Vương Hoằng cử đến đem rượu nói là tặng Đào Uyên Minh. Đào Uyên Minh mừng rỡ mở bình uống cho đến say xỉn. Sau này người ta đã cho thêm hoa cúc, là một loại thảo mộc vẫn làm đồ uống trị liệu vào trong rượu nếp trùng dương.

Tuy câu chuyện Hoàng Cảnh đại chiến Ôn Thần chỉ là truyền thuyết nhưng việc đeo túi thơm đựng hạt thù du phòng ngừa bệnh dịch lại mang yếu tố khoa học. Ngày Trùng Cửu diễn ra vào lúc giao mùa từ mùa thu sang mùa đông. Đây cũng là thời gian xuất hiện nhiều muỗi gây bệnh truyền nhiễm. Thù du là một loại thảo dược có độc tính nhẹ, có mùi vị nồng, có thể dùng để xua đuổi côn trùng. Cho hạt thù du vào trong túi thơm hoặc cho vào trái hồ lô có khoan nhiều lỗ nhỏ để mùi của hạt lan tỏa trong không khí, tiêu diệt côn trùng. Kỹ thuật may túi thơm và chế tác hồ lô đựng hạt thù du vẫn tồn tại đến nay, tập tục đeo túi thơm đựng hạt thù du cũng còn được giữ gìn ở một số nơi.

Theo danh y đời nhà Minh tên Lý Thời Trân, hoa cúc có công dụng chữa trị nhiều bệnh như đau mắt, chóng mặt, nhức đầu, giải phong nhiệt. Rượu hoa cúc có thể giúp tránh bị trúng gió, khử nhiệt, bổ gan sáng mắt, tiêu viêm giải độc. Rượu hoa cúc có vị đắng, người xưa cho rằng, uống loại rượu này sẽ thêm tuổi thọ nên họ gọi đây là ‘rượu trường thọ’.

Ngoài uống rượu hoa cúc, ngắm nhìn hoa cúc là một trong những phong tục của tết Trùng Cửu. Hoa cúc được xem là loài hoa tượng trưng cho sự cao thượng, đại diện cho tình bạn và nét nho nhã của danh sĩ. Cúc được xem là một trong bốn loài hoa quân tử: Mai – Lan – Cúc – Trúc.

3. Cài lá châu du

Đây là phong tục phổ biến từ thời nhà Đường, họ sẽ giắt vào người hoặc là bỏ vào túi vải đeo bên mình để trừ tà, nhất là trẻ em và phụ nữ. Trái cây châu du là một vị thuốc, có chất lượng tốt nhất nếu ở vùng đất Ngô tức là vùng Giang Triết ngày nay nên còn gọi là Ngô châu du. Đây cũng còn có cái tên khác là câu dầu Việt, là loại cây nhỏ, cao hơn một trượng, lá như cái lông vũ, mùa hè nở hoa trắng, quả đặc có cơm béo ngậy màu vàng, quả sau thu thì chín màu tím đỏ, sách “ Bản thảo cương mục” nói cơm quả vị đắng cay mà thơm, tính ôn nhiệt, có thể trị hàn khu độc, người xưa quan niệm giắt lá nó vào người để trừ tà. Phong tục này học giả Chu Sở đầu thời Tấn viết trong “Phong thổ ký” là một phong tục của người Giang Nam.

Thời kỳ Lý – Trần, nho sĩ Việt Nam cũng tổ chức leo núi, uống rượu hoa cúc gọi là thưởng tết Trùng Dương. Bây giờ ít có nơi tổ chức tết trùng cửu.

“Năm ngoái giữa rừng không có lịch
Nhìn hoa cúc nở biết trùng dương”

Câu thơ trên là của một Vị thiền tăng nổi tiếng của Việt Nam, gắn liền với một ngọn núi – núi Yên Tử – nơi phát tích một dòng thiền của Việt Nam – dòng thiền Trúc Lâm nổi tiếng với tứ quý ” Tùng, Cúc, Trúc, Mai “.

Bài viết cùng chuyên mục

  • Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
  • Lời chúc tết người yêu cũ hay, mang nhiều ý nghĩa
  • Lời chúc tết cho vợ yêu tình cảm, ý nghĩa, gắn kết vợ chồng
  • Lời chúc tết khách hàng hay ý nghĩa, tăng thêm gắn kết
  • Lời chúc tết cho anh trai hay và hài hước năm 2024
Thư viện tổng hợp
Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
Văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ ngày cuối năm chuẩn nhất
Tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa, nội dung của Bát Nhã Tâm Kinh
Nữ xông nhà có được không? Có bầu xông đất tốt hay xấu
Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
Tử vi tháng 12/2021 của 12 con giáp chi tiết, đầy đủ nhất
Đặt câu hỏi
  • Hình thức tư vấn
  • Online
  • Mail
|
Tu vi