$nbsp;
13-12-2018 10:21

Các món ăn ngày Tết theo phong tục truyền thống miền Nam sẽ có những điểm gì khác biệt với những món ăn ở vùng miền khác. Đâu là những món ăn không thể thiếu, hãy cùng xemboi.com.vn tìm hiểu. 

Nam Bộ chính là vùng miền có nên kinh tế phát triển, có sự pha trộn về văn hóa đa dạng, vậy nên nền âm thực nơi đây cũng có sự du nhập, pha trộn từ nhiều nơi và vô cùng phong phú.

Các món ăn ngày Tết theo phong tục Miền Nam 

1. Thịt kho nước dừa

Món ăn Tết truyền thống thơm ngon, khó có thể bỏ qua tại Sài Gòn trong ngày Tết chính là món thịt kho nước dừa. Hay còn có cái tên khác là thịt kho riệu, thịt kho hột vịt. Trong những ngày Tết, bên cạnh những công tác chuẩn bị nấu bánh Tét thì ở các hộ gia đình nam bộ sẽ chuẩn bị một nồi thịt kho nước dừa to, món ăn này sẽ dùng để ăn vào những ngày Tết. Đây là món ăn có vẻ ngoài rất hấp dẫn, dễ ăn lại ngon miệng. Để ăn món Thịt kho nước dừa này mà không cảm thấy ngấy thì bạn có thể ăn kèm với dưa giá. Vừa ngon miệng lại vừa dễ tiêu.

2. Củ kiệu tôm khô

Có một điểm khác biệt trong cách ăn của người miền Nam và miền Bắc và miền Trung đó là. Ở miền Nam người ta không ăn củ kiệu cùng với bánh tét mà thường sẽ ăn kèm với Tôm khô cho thành một món riêng. Trước tiên củ kiệu sẽ được ngâm chua ngọt, khi ăn kèm với Tôm khô thì rắc thêm miếng đường cát lên sẽ khiến cho món ăn có đủ vị giòn, dai, vị hăng mặn, và vị ngọt để cánh mày râu nhâm nhi ngon lành thú vị.

các món ăn ngày tết miền nam

các món ăn ngày tết miền nam

3. Bánh tét

Cũng giống như miền Trung, món bánh không thể thiếu ở miền Nam cũng là bánh Tét, thể nhưng bánh Tét nơi đây lại không giản dị như món bánh Tét miền Trung, nó đã được “cải tiến” một cách rõ rệt. Banh Tét ở miền Nam có hai loại chính là bánh Tét nhân mặn và bánh tét nhân ngọt. Đối với loại bánh nhân mặn thì ngoài nguyên liệu là đậu và thịt mỡ như truyền thống, nhiều gia đình còn cho thêm cả trứng muối, lạp xưởng để thêm nhiều khẩu vị khác nhau, phù hợp với sở thích của nhiều người.

Còn đối với bánh tét nhân ngọt lại phổ biến với các loại nhân chính là chuối, đậu đỏ và đậu xanh… Đặc biệt tại các miền Tây nam bộ, món bánh Tét còn được làm trôgn rất bắt mắt, được gói vuông vức, chắc đẹp. Một trong số những địa phương nổi tiếng với món bánh tét thập cẩm không chỉ ngon miệng mà còn đẹp nữa là Trà Vinh với Bánh tét Trà Cuôn.

4. Canh khổ qua nhồi thịt

Trong các món ăn ngày tết phổ biến thì trên mâm cơm ngày tết của mỗi gia đình miền Nam thì món canh thổ qua nhồi thịt là món ăn không thể thiếu, đó cũng là món ăn rất phổ biến trong những bữa cơm thường ngày của người miền Nam. Người ta nấu món ăn này trong ngày Tết với ý nghĩa là đẩy lùi những khó khăn đi qua. Không những thế, đây cũng là món ăn bổ dưỡng giải nhiệt cơ thể trong những ngày Tết.

5. Dưa giá

Ngày Tết với khá nhiều đồ ăn dầu mỡ, đồng thời Tết ở miền Nam cũng không lạnh như miền Bắc thế nên món dưa giá với đặc tính mát, vị giòn ngon được rất nhiều người lựa chọn làm món ăn giải nhiệt trong những ngày Tết. Dưa giá ăn cùng với cơm, cuốn bánh tráng, tuy nhiên thích hợp nhất vẫn là ăn kèm thịt kho hột vịt vì món ăn này có tác dụng giải ngấy rất hiệu nghiệm. Thành phần chủ yếu tạo nên món dưa giá bao gồm giá, hẹ, cà rốt, rất bổ dưỡng cho cơ thể.

6. Lạp xưởng

Một món ăn cũng rất phổ biến ở miền Nam bà bất kỳ ai cũng biết đến đó chính là món lạp xưởng. Tại đây cứ mỗi độ Tết về là nhu cầu tìm mua lạc xưởng lại khá lớn bởi đó là món ăn không thể thiếu trên mâm cơm của người dân Nam bộ. Với rất nhiều loại lạp xưởng từ tươi, khô, nạc, tôm, cá…

Lạp xưởng sẽ được chế biến bằng nhiều cách khác nhau như là luộc, chiên hoặc là nướng trước khi ăn. Một trong những cách mà được nhiều người ưa chuộng là chiên bằng nước (không dùng dầu), vừa ngon mà còn an toàn cho sức khỏe.

Dễ dàng nhận thấy các món ăn ngày tết ở miền Nam cũng có rất nhiều đặc điểm khác so với những miền khác bởi khẩu vị của người miền Nam thường chuộng ngọt. Thế nhưng dù có sự khác nhau như thế nào thì sự chuẩn bị một mâm cỗ tinh tươm, những món ăn đậm đà bản sắc dân tộc trong ngày Tết luôn là nét truyền thống không thể bỏ qua của mỗi người con dân Việt.

Xem thêm :

Các món ăn ngày tết theo phong tục Miền Trung

Các món ăn ngày Tết phổ biến nhất tại miền Bắc

,

Bài viết cùng chuyên mục

  • Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
  • Lời chúc tết người yêu cũ hay, mang nhiều ý nghĩa
  • Lời chúc tết cho vợ yêu tình cảm, ý nghĩa, gắn kết vợ chồng
  • Lời chúc tết khách hàng hay ý nghĩa, tăng thêm gắn kết
  • Lời chúc tết cho anh trai hay và hài hước năm 2024
Thư viện tổng hợp
Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
Văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ ngày cuối năm chuẩn nhất
Tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa, nội dung của Bát Nhã Tâm Kinh
Nữ xông nhà có được không? Có bầu xông đất tốt hay xấu
Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
Tử vi tháng 12/2021 của 12 con giáp chi tiết, đầy đủ nhất
Đặt câu hỏi
  • Hình thức tư vấn
  • Online
  • Mail
|
Tu vi