$nbsp;
04-12-2018 15:59

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết sao cho đúng với cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Việc bày biện Mâm Ngũ Quả theo phong tục truyền thống của người Việt là hình ảnh không thể thiếu trên bàn thờ Tổ Tiên . Việc sắp xếp 5 loại quả khác nhau với màu sắc khác nhau tượng trưng cho ngũ hành trời đất, mang ý nghĩa cầu mong một năm mới sẽ thật nhiều may mắn, bình an, phúc lộc. 

Việc lựa chọn những loại quả nào, sắp xếp ra sao trên mâm ngũ quả ở 3 miền Bắc, Trung, Nam lại có sự khác biệt về loại quả, về quan niệm, cũng như về sự khác nhau của đặc sản vùng miền. Mỗi loại quả đều có ý nghĩa riêng, mang dụng ý khác nhau. Chính bởi vì vậy, việc sắp xếp lựa chọn quả đặt lên mâm ngũ quả cũng còn tùy thuộc vào ước nguyện gửi gắm của gia chủ.

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết ở 3 miền Bắc, Trung, Nam

1. Phong tục bài trí mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc

Đối với những người dần ở khu vực miền Bắc, mâm ngũ quả ngày Tết được bài trí theo 5 loại quả với 5 sắc màu tượng trưng cho mong ước có được ngũ phúc của gia chủ đó là : giàu có, sang trọng, sống lâu, khỏe mạnh, bình yên. xem thêm : Nguồn gốc, ý nghĩa của mâm ngũ quả

Trên Mâm ngũ quả Miền Bắc thường có 5 loại quả khác nhau : 

Cách bày mâm ngũ quả ba 3 miền Bắc, Trung, Nam

Cách bày mâm ngũ quả miền Bắc – ảnh minh họa

  • Chuối ( Hứng lấy may mắn, bao bọc và chở che )
  • Bưởi hoặc Phật Thủ : ( Phật Thủ : Giống như bàn tay đức Phật, luôn chở che cho con người. Bưởi : Hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn )
  • Đào hoặc lê màu trắng : ( Đào : Thể hiện sự thăng tiến, Lê : có ý nghĩa làm việc gì cũng suôn sẻ )
  • Hồng hoặc táo tây : ( Là phú quý )
  • Cam(quýt) màu vàng : ( Tượng trưng cho sự thành đạt )

Phong tục bài trí mâm ngũ quả miền Bắc

Cách bày mâm ngũ quả miền Bắc trong ngày Tết truyền thống thường là : Nải chuối được đặt dưới cùng, ở giữa để nâng đỡ toàn bộ những loại trái cây khác. Chính giữa là quả bưởi hoặc Phật Thủ, xung quanh xếp các loại quả hồng, đào, quýt bày đen xen vào nhau, nhiều nơi còn bày quất, quýt xen kẽ.

Do ngày nay những loại trái cây ngày càng đa dạng thế nên mâm ngũ quả cũng ngày thêm phong phú và đa dạng hơn, người ta cũng không quá cứng nhắc cho từ “ngũ quả” nữa mà có khi còn là bát, cửu, thập quả. Nhưng cho dù được bày biện như thế nào, có bao nhiêu loại trái cây thì thói quan vẫn gọi là “mâm ngũ quả”. 

2. Phong tục bài trí mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Trung

Cách bày mâm ngũ quả ba 3 miền Bắc, Trung, Nam

Cách bày mâm ngũ quả miền Trung – ảnh minh họa

Theo phong tục ở miền Trung người dân không quá câu nệ về hình thức của mâm ngũ quả, điều chủ yếu là quan trọng ở lòng thành kính dâng lên tổ tiên. Thêm vào đó nơi khúc ruột miền Trung khắc nhiệt, đất đai cằn cỗi, hoa trái ít, thời gian Tết lại là mùa đông khắc nhiệt, cùng với những hậu quả thiên tai có khi còn chưa dứt nên hoa quả cũng không được phong phú như các miền khác, nên khi bày biện cũng không câu nệ việc lựa chọn số lẻ hay số chẵn điều chủ yếu là lựa chọn theo ý nghĩa của những loại quả khi bày biện trên bàn thờ ngày tết.

Tại vùng đất miền Trung do chịu sự giao thoa văn hóa giữa hai miền Nam và Bắc thế nên trên mầm ngũ quả của người miền Trung cũng thường đầy đủ các loại quả như : Chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài…. những loại quả được lựa chọn rất phong phú, quan trọng là thể hiện được sự thành kính của gia chủ.

3. Phong tục bài trí mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Nam

Nếu như ở miền Bắc kể cả quả Ớt có vị cay cũng được bày biện lên bàn Thờ miễn sao mâm lễ trên bàn thờ thật đẹp mắt, thì người miền Nam lại kiêng kỵ bày một số loại trái cây bởi vì tên gọi của chúng. Theo đó trên mâm ngũ quả của người miền Nam không bao giờ có chuối bời tên gọi quả này có âm giống từ “chúi” thể hiện sự nguy khó. Quả cam cũng không được có mặt trong mâm ngũ quả ngày tết, vì câu “quýt làm cam chịu”, hay như trái lê đồng nghĩa với “lê lết”….

Cách bày mâm ngũ ba 3 miền Bắc, Trung, Nam

Cách bày mâm ngũ quả miền Nam – Ảnh minh họa

Phong tục bài trí mâm ngũ quả miền Nam

Trên mâm ngũ quả ngày tết của người miền Nam sẽ thường thấy các loại quả như : mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung, dừa, thơm,… đọc lai lái giống như “cầu vừa đủ xài” hay “cầu vừa đủ sung”.

Mâm ngũ quả ngày Tết Miền Nam truyền thống gồm:

  • Mãng cầu : Cầu chúc mọi điều như ý
  • Dừa : Vừa đủ không túng thiếu
  • Đu đủ : Là thịnh vượng đủ đầy.
  • Xoài : Mong việc tiêu xài không thiếu thốn.
  • Sung : Gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe và tiền bạc.

Cách bày mâm ngũ quả Miền Nam trong ngày Tết : Thông thường người ta sẽ lựa chọn 3 loại quả có hình dáng to và trọng lượng nặng như là dưa hấu, đủ đủ, dừa, xoài đặt lên trước. Sau đó sẽ bày những loại quả khác chèn lên phía trên để tạo thành hình một ngọn tháp.

Việc bày biện mâm ngũ quả ngày tết trên bàn thờ của gia đình trong ngày Tết cũng là một nét văn hóa đặc sắc của người dân Việt Nam. Chính vì vậy dù sinh sống ở phương trời nào, người dân Việt vẫn không quên tục lệ này trong dịp Tết Nguyên đán nhằm gìn giữ bản sắc dân tộc cho bản thân và cho con cháu.

Ý nghĩa một số loại quả trên mâm ngũ quả:

  • Lê: ngọt thanh ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ
  • Lựu: nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống
  • Phật thủ: giống như bàn tay của Phật, chở che cho con người
  • Táo đỏ: có nghĩa là phú quý
  • Hồng, quýt: rực lên màu sắc mạnh mẽ, tượng trưng cho sự thành đạt
  • Thanh long: ý rồng mây gặp hội
  • Bưởi, dưa hấu: căng tròn, mát lành, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn
  • Nải chuối: như bàn tay ngửa, hứng lấy nắng sương đọng thành quả ngọt và che chở, bảo bọc
  • Quảt rứng gà: có hình trái đào tiên – lộc trời
  • Dừa: có âm tương tự như là “vừa,” có nghĩa là không thiếu
  • Sung: gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe hay tiền bạc
  • Đu đủ: mang đến sự đầy đủ thịnh vượng
  • Xoài: có âm na ná như là “xài”, để cầu mong cho tiêu xài không thiếu thốn.

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết có sự khác nhau ở 3 miền của đất nước thế nhưng đều mang chung một ý nghĩa là sự hội tụ của hồn quả, hương cây, của nét văn hóa dân tộc và mang ý nguyện cầu hòa, an đủ mà người dân muốn gửi gắm.

,

Bài viết cùng chuyên mục

  • Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
  • Lời chúc tết người yêu cũ hay, mang nhiều ý nghĩa
  • Lời chúc tết cho vợ yêu tình cảm, ý nghĩa, gắn kết vợ chồng
  • Lời chúc tết khách hàng hay ý nghĩa, tăng thêm gắn kết
  • Lời chúc tết cho anh trai hay và hài hước năm 2024
Thư viện tổng hợp
Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
Văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ ngày cuối năm chuẩn nhất
Tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa, nội dung của Bát Nhã Tâm Kinh
Nữ xông nhà có được không? Có bầu xông đất tốt hay xấu
Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
Tử vi tháng 12/2021 của 12 con giáp chi tiết, đầy đủ nhất
Đặt câu hỏi
  • Hình thức tư vấn
  • Online
  • Mail
|
Tu vi