$nbsp;
18-12-2018 11:46

Cách gói bánh chưng ngày Tết là điều mà rất nhiều người quan tâm mỗi khi Tết đến xuân về. Gói bánh chưng thế nào cho vuông thành, cao đẹp, chiếc bánh khi chín sẽ rền bánh, thơm ngon. Hãy cùng xemboi.com.vn tìm hiểu. 

Cách gói bánh chưng ngày Tết

1. Phong tục gói bánh chưng trong ngày Tết của người Việt

Theo phong tục tập quán của người Việt Nam, hình ảnh bánh Chưng, bánh Giầy bắt nguồn từ thời vua hùng, là biểu hiện cho trời đất giao hòa, là thể hiện mơ ước năm mới nhà nhà, người người sẽ luôn sung túc, an lành và hạnh phúc.

Tục lệ gói bánh chưng vào ngày Tết đã trở thành nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt, được lưu truyền từ xa xưa cho tới tận bây giờ, đó là nét đẹp của nền văn minh lúa nước. Mỗi khi Tết đến Xuân về mọi nhà là nô nức chuẩn bị gói bánh chưng ăn Tết, dâng lên bàn thờ tổ tiên.

Truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy” : Nhân dịp ngày giỗ tổ vào đời vua Hùng thứ 6, nhà Vua cho triệu tập các quan Lang ( là các con của nhà vua ) tới và truyền rằng : Ai tìm được món lễ vật dâng lên tổ tiên mà hợp ý với nhà vua sẽ được nhường lại ngôi bấu.

Cách gói bánh chưng ngày tết

Các con của Vua Hùng lần lượt đi khắp muôn nới, lên rừng, xuống biển tìm kiếm ngọc ngà, châu báu và những sản vật quý để dâng lên Vua Cha mong được kế thừa ngôi báu. Riêng người con trai thứ 18 của nhà Vua tên là Lang Liêu, đây là người con nghèo khó nhất trong số các vị quan Lang, bản tính hiền hậu và lối sống đạo hạnh, hiếu thảo với cha mẹ. Không thể tìm kiếm được những sản vật quý hiếm để dâng lên vua cha, Lang Liêu đã dùng chính những nông sản thường ngày là : gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn, lá dong để kỳ công làm nên hai loại bánh chưng, bánh giầy, tượng chưng cho Trời và Đất để dâng lên Vua Cha.

May mắn lễ vật của Lang Liêu rất hợp ý Vua Hùng, và Vua đã truyền lại ngai vàng cho người con trai thứ 18 Lang Liêu. Kể từ đó bánh chưng, bánh Giầy đã trở thành lễ vật linh thiêng trong nghi thức thờ cúng tổ tiên, thể hiện được lòng thành kính uống nước nhớ nguồn đối với ông cha. Đây là món ăn không thể thiếu trong cái Tết của người Việt Nam. Chẳng thế mà dân gian Việt Nam có câu:

Bên ngoài xanh lá dong xanh.

Bên trong nếp mỡ, đỗ hành hạt tiêu.

Gói nghĩa tình, gói yêu thương.

Dẻo thơm từ thuở Lang Liêu tới giờ.

Chiếc banh Chưng của Việt Nam không lẫn hay không phỏng theo bất kỳ một thứ bánh của quốc gia nào khác. Cách gối bánh chưng được thực hiện từ những nguyên liệu rất đời thường, gần gũi với đời sống nhân dân bao gồm : Gạo nếp, thịt lợn, đậu xanh, hành, hạt tiêu, lá dong, lạt giang và có khi thêm những nguyên liệu phụ là quả gấc… để làm màu cho nhân bánh thêm đẹp.

Hình dạng bánh Chưng là hình vượng tượng trưng cho đất, màu xanh của lá dong tượng trung cho cây cỏ, nhân đỗ xanh tượng trung cho trái ngon quả ngọt. Thịt lợn là đại diện của muông thú, còn gạo nếp chính là đại diện của nền văn minh lúa nước. Đối vỡi mỗi người con dân Việt, bánh chưng có vị trí đặc biệt trong tâm thức của người Việt Nam.

Theo phong tục truyền thống của người Việt, việc thưởng thức bánh chưng ngày Tết của người Việt Nam vừa mang nét văn hóa tín ngưỡng tâm linh, vừa là tinh hoa ẩm thực, trí tuệ của người Việt Nam.

Tục gói bánh chưng ngày Tết, một nét đẹp văn hóa, đã trường tồn với thời gian, ngấm vào máu thịt và tâm trí của mỗi người con đất Việt mỗi khi Tết đến Xuân sang.

Cách gói bánh Chưng vuông thành, đẹp mắt đơn giản nhất

Bánh chưng tuy là món ăn rất phổ biến và không thể thiếu trong ngày tết cổ Truyền của người Việt, thế nhưng không phải ai cũng biết cách gói bánh chưng sao cho vừa đẹp mắt, vừ ngon lại có thể để được lâu mà không bị hỏng.

Tìm hiểu cách gói bánh chưng đơn giản dễ học, dưới đây. 

Nguyên liệu cần chuẩn bị để gói bánh chưng

– Lá dong : Nên nên chọn loại lá bánh tẻ ( lá không non cũng không già )

– Lạt giang : Chọn ống giang bánh tẻ, để lạt dẻo, khi cuộn không bị gãy

– Gạo nếp: Nên chọn loại nếp cái hoa vàng, có hạt to đều, thơm mới.

– Đỗ xanh: Chọn đỗ mới, bở, vàng đẹp.

– Thịt ba chỉ : Loại thịt gồm cả nạc và mỡ thớ đều dày, bì mỏng.

– Gia vị: Muối, hạt tiêu

Cách gói bánh chưng 

1. Sơ chế nguyên liệu để gói bánh chưng : Gạo, nhân đỗ, thịt, lá dong..

Bước 1: Đỗ xanh ngâm nở trong vòng 2 tiếng, đãi sạch, loạt bỏ hạt xấu hỏng, rồi xóc với 1 thìa muối, tiếp theo cho vào nồi hấp chín.

Đổ chín bở, dùng thìa tán nhuyễn, đem trộn đỗ với chút hạt tiêu, sau đó đem nắm thành các nắm tròn bằng nhau. Ở bước này có nhiều vùng làm nhân đỗ sống, cũng có nhà tán đều đỗ ra mâm, rồi cắt thành những miếng hình vuông khi gói cho vào nhân bánh.

Bước 2: Gạo nếp đem ngâm khoảng 2 tiếng cho mềm ( ngâm quá lâu có thể khiến gạo bị chua và bở ), sau đó đem đãi lại cho sạch, xóc với muối và hạt nêm cho ngon vừa.

Bước 3: Lá dong cần được rửa sạch, để ráo nước càng tốt, cát bỏ phần sống lá ( phần sống lá này có thể giữ lại để làm lót nồi khi luộc bánh ) Lưu ý, khi cắt sống lá, bạn không cắt sâu quá sẽ vào đến thịt lá, làm rách lá.

Bước 4: Thịt ba chỉ thái miếng to bản, dày khoảng 2 cam, dài khoảng 5-6cm rồi cho muỗi hạt tiêu vào ướp.

2. Cách gói bánh chưng 

Có hai cách gói bánh chưng là gói bằng khuôn hoặc gói trực tiếp

Cách gói bánh chưng không cần khuôn

Bước 1: Xếp 4 là vuông góc như hình, 2 lá dưới úp mặt phải xuống (2 lá dưới để như vậy vì khi bọc bánh lại, phần mặt phải sẽ nằm bên ngoài làm cho bánh đẹp hơn), 2 lá trên ngửa mặt phải lên (2 lá trên làm vậy để khi bóc bánh, bánh không bị dính).

Cách gói bánh chưng không cần khuôn

Cách gói bánh chưng không cần khuôn

Bước 2: Cho khoảng 1 bát gạo vào giữa lá dong.

Bước 3: Cho một nửa nắm đỗ xanh ấn nhẹ để phần đỗ lõm xuống rồi cho thịt vào, cho tiếp phần nhân đỗ còn lại che kín lên miếng thịt.

Bước 4: Cho tiếp một lớp gạo phía trên, san đều gạo sao cho che kín phần nhân.

Bước 5: Gấp lần lượt lá dong bên phải, rồi bên trái vào ( giống như gói quà ) tuy nhiên bạn phải giữ sao cho chặt tay. Phần lá dong thừa thì gập mép lại (gập vào bên trong để giấu lá thừa). Sau đó, bạn gấp phần đầu lá dưới lên. Bóp mép hai bên phần đầu trên của bánh, gấp nốt phần lá thừa ở bên trên lại cho vuông vắn.

Bước 6: Buộc bánh, cách gói bánh chưng vuông này chúng ta cần 4 chiếc lạt. Buộc hai chiếc lạt đầu tiên song song nhau để giữ cho bánh chặt, lá không bung ra. Hai lạt sau vuông góc với hai lạt trước.

Tiếp đó bạn giỗ bánh xuống bàn cho gạo trải đều các góc vuông của bánh để bánh thêm chắc, nếu thử lắc bánh mà vẫn nghe thấy tiếng gạo bên trong tức là bánh chưa được gói chặt.

Cách gói bánh chưng bằng khuôn 

Bước 1 : Xếp lá giống như cách gói bằng tay. Xếp mặt trái của hai lá dong để đè lên nhau như hình, tiếp đó bạn đặt ngang mặt xanh của một lá dong khác lên hai lá xếp dọc. Thêm một lá dong mặt xanh để xếp dọc, các lá chồng lên nhau và và đặt ngược khuôn trong vào trước.

cách gói bánh chưng bằng khuôn

cách gói bánh chưng bằng khuôn – xếp là như cách gói bánh chưng bằng tay

Tiếp đó lồng khuôn trong vào khuôn ngoài, tiến hành mở là dong đã gói ra rồi nhấc bỏ khuôn trong ra, như vậy là hoàn thành phần xếp là thành hình vuông vức rồi.

cách gói bánh chưng bằng khuôn

cách gói bánh chưng bằng khuôn – lồng khuôn ngoài vào khuôn trong rồi bỏ khuôn trong ra

Bước 2 : Bước tiếp theo của cách gói bánh chưng bằng khuôn là tiến hành cho lần lượt nguyên liệu vào trong khuôn đã định sẵn. Trước tiên cho một lớp gạo nếp xuống trước, dàn đều khắp khuôn đều mặt phẳng, chú ý các góc vuông để bánh được chắc chắn. Tiếp đó cho nhân đầu xanh dàn đều, cho tiếp miếng thịt đã được tẩm ướp đúng vị, rồi cho tiếp đậu xanh lên trên. Lớp trên cùng là một lớp gạo nếp phủ kín phần nhân đỗ và thịt ở giữa. Tiếp đó bạn gói các phần lá thừa lại thật gọn gàng, sao cho kín đều bánh chưng.

cách gói bánh chưng bằng khuôn

Lần lượt cho nguyên liệu vào trong rồi tiến hành gói bánh

Sau khi cuốn gọn gàng các lớp lá thừa, bạn dùng tay nhấn phần lá thừa xuống, tay kia nhấc nhẹ nhàng khuôn bánh ra rồi bạn buộc lạt mỏng.

cách gói bánh chưng bằng khuôn

cách gói bánh chưng bằng khuôn – Buộc bánh bạn có thể dùng 3 hoặc 4 lạt

Bạn có thể buộc 2 lạt, 3 lạt, hoặc 4 lạt, chỉ cần lạt buộc mềm nhưng chặt, không làm chiếc bánh bị nhăn nhúm mà cần phải buộc đối xứng để chiếc bánh thêm vuông.

3. Cách luộc bánh chưng

Sau khi hoàn tất việc gói bánh chưng, công đoạn tiếp theo là luộc bánh chưng. Bạn cho phần lá dong còn thừa khi làm bánh xuống đáy nồi, tiếp đó xếp bánh lên phía trên. Đổ nước ngập toàn bộ phần bánh rồi đun lửa to cho đến khi sôi thì giảm bớt lửa.

Sau đó bạn phải kiếm tra mực nước thường xuyên khoảng 1 tiếng xem một lần. Nếu mực nước giảm thì phải dùng nước đun sôi đổ thêm vào. Công đoạn nấu bánh chưng mất khoảng 8 – 10 giờ là bạn có thể vớt bánh ra.

Sau khi vớt bánh bạn lấy một chiếc khăn đem nhúng nước lá rồi rửa sạch bên ngoài bánh. Tìm một chỗ thoáng mát trong nhà, xếp bánh ra rồi đặt một tấm ván lên trên. TIếp theo cho thêm một vật nặng hoặc là một chậu nước lên phía trên – dằn bánh để ép hết nước ra và giúp cho bánh được săn chắc.

Khi bánh đã nguội thì bạn có thể cắt bánh đặt lên mâm cỗ ngày Tết, dâng lên các cụ.

Đây là cách gói bánh chưng đơn giản nhất mà các bạn có thể tiến hành ngay, bạn cũng có thể tiến hành gói bánh chưng theo nhiều cách khác nhau như gói bánh dài, bánh bé bằng hai lá, gói bánh bằng cách gập lá. Dù bằng hình thức nào thì sau khi bạn tiến hành bạn sẽ có một chiếc bánh chưng ưng ý. Chúc các bạn thành công.

 

,

Bài viết cùng chuyên mục

  • Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
  • Lời chúc tết người yêu cũ hay, mang nhiều ý nghĩa
  • Lời chúc tết cho vợ yêu tình cảm, ý nghĩa, gắn kết vợ chồng
  • Lời chúc tết khách hàng hay ý nghĩa, tăng thêm gắn kết
  • Lời chúc tết cho anh trai hay và hài hước năm 2024
Thư viện tổng hợp
Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
Văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ ngày cuối năm chuẩn nhất
Tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa, nội dung của Bát Nhã Tâm Kinh
Nữ xông nhà có được không? Có bầu xông đất tốt hay xấu
Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
Tử vi tháng 12/2021 của 12 con giáp chi tiết, đầy đủ nhất
Đặt câu hỏi
  • Hình thức tư vấn
  • Online
  • Mail
|
Tu vi