$nbsp;
07-12-2018 16:48

Chợ Tết chính là những phiên chợ hợp vào dịp Tết được mở bán từ trước 25 cho tới 30 tháng Chạp. Qua thời gian phiên chợ Tết Xưa và Nay đã có rất nhiều thay đổi, thế nhưng phiên chợ Tết thời nào cũng được mở ra để phục vụ cho nhau cầu mua sắm, chuẩn bị trang hoàng cho ngày Tết.

Chợ Tết được diễn ra ở rất nhiều nơi, từ các đô thị cho tới cả những vùng nông thôn, và đến cả những vùng miền núi rừng hay ở đồng bào hải ngoại trên khắp thế giới. Một trong những phong tục vui Xuân của người Việt Nam chính là đi chợ Tết để cầu duyên, cầu tại lộc, mua may bán đắt. Chợ Tết xưa mang nhiều nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Chợ Tết Xưa và Nay

Trong những mảng màu của Tết, bên cạnh những ‘bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ’ thì Chợ Tết cũng chính là một ký ức khó quên, một hoài niệm, một nét văn hóa truyền thống của người dân Việt. Chính bởi vậy khi xã hội ngày càng phát triển, nhịp sống bận rộn tập nập nhiều người có thể tìm tới “chợ tết online” vì quỹ thời gian qua hạn hẹp, nhiều người vẫn da diết nhớ hình ảnh phiên chợ tết xưa đẹp như thơ.
Chợ tết xưa và nay

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km, chợ Thanh Mai (huyện Thanh Oai) vẫn giữ được những nét đặc trưng của chợ Tết xưa

Rực rỡ mảng màu phiên chợ Tết ngày xưa 

Xưa, khi điều kiện kinh tế con khó khăn người ta phải tích cóp dành dụm cả năm để chuẩn bị cho Tết. Phiên chợ Tết thường diễn ra từ 25 đến 30 tháng Chạp, thế nhưng ngay từ khi bắt đầu 23 tháng Chạp chuẩn bị lễ cúng ông Công ông Táo thì các bà, các mẹ đã lo dọn dẹp bàn thờ, bày biện và mua sắm vật dụng, thực phẩm chuẩn bị cho năm mới. Còn đối với những đứa trẻ, niềm vui lớn nhất chính là vào những ngày giáp Tết sẽ được theo chân bố đi chợ hoa mua quất, mua đào, mua hoa về trưng Tết.

Còn đối với những người dân Thủ Đô, nhắc tới chợ Tết không thể quên chợ hoa Hàng Lược. Trong cái lạnh se se của trời đông Hà Nội những ngày giáp Tết, là hình ảnh những đứa trẻ được bố mẹ đèo đi chợ hoa sắm tết, là hình ảnh những sắc đào, mai rực rỡ, hay những bông cúc đại đóa vàng rực cả góc phố. Màu hoa rực rỡ ấy, mùi hương khó đặc trưng ấy sẽ theo về từng cănnhà nhỏ, rồi bừng lên rực rỡ trong những ngày đầu năm mới, xua tan đi bao mệt nhọc của cả một năm dài lo toan.

Sau chợ hoa là chợ thực phầm: Những sản vật bốn phương sẽ được đưa về để người dân, mua sắm trong ngày Tết. Tại Hà Nội vài chục năm trở lại đây, hội chợ Xuân ở triển lãm Giảng Võ chính là nơi quy tụ rất nhiều sản phẩm, không cần phải đi đâu xa, đến đây người ta sẽ thưởng thức từng món ăn Tết, từng hương vị Tết ở khắp mọi miền Tổ quốc từ cái bánh chưng nổi tiếng làng Ước Lễ, mứt Tết cổ truyền Hà Nội, từ hũ rượu ngọt vùng cao Hà Giang, miếng thịt trâu Cao Bằng đượm mùi gác bếp, trái bưởi ngọt Cần Thơ…

Còn đối với những người còn đi công tác xa tìm đến Chợ Tết để mua sắm đồVới những người con xa xứ lên thành phố công tác, làm ăn, mua sắm xong sẽ tạm biệt Hà Nội, cả nhà lại về quê cùng ông bà ăn Tết. Những đứa trẻ được về quê, thưởng thức chợ quê sẽ được lẽo đẽo theo bà, theo mẹ đi thăm thú chợ quê.

Ở những vùng quê nghèo, thì chợ Tết chỉ đơn sơ và giản tiện với những mặt hàng nông phẩm, thủ công “tự sản tự tiêu” của những người nông dân chất phác. Những món hàng được mang ra chợ Tết có khi chỉ là mấy nếp lá dong, một vài nải chuối xanh, cây mía, trái bưởi, trái hồng hay buồng câu lá trầu, vườn nhà. Có khi là những cái rổ, cái rá tự đan bằng tre nứa.

Chợ tết xưa và nay

Hình ảnh ông đồ trong những phiên chợ Tết xưa

Đối với những người làm chăn nuôi chợ Tết với họ là cặp trống thiến, vài con gà mái hoa bán để lấy tiền chi tiêu … Tất tả bận rộn giữa những lo toan, vất vả nhưng chợ Tết xưa vẫn rất huyên náo, xôm tục vớ sắc thái rất riêng. Đối với những đứa trẻ sống ở thành Phố. Một năm mới được về quê một lần thì cảm giác được đi Chợ Tết luôn là cảm giác thật khó quên, nó lạ lẫm, hân khoan tới lạ. Bởi chúng được cùng Bà, cùng Mẹ đi chợ Tết, ngắm những trò chơi dân gian xen giữa gánh gồng nơi góc chợ quê hương…

Sau khi đi chợ Tết về nhà, mọi người mười mấy người mỗi người một chân một tay nô nức chuẩn bị cho ngày tết, rôm rả tiếng cười tiếng lanh canh đũa bát. Đêm 30 Tết, trong cái khoảnh khắc giao thời của năm cũ và năm mới, cả nhà quây quần bên nồi bánh chưng bập bùng ánh lửa, lan tỏa những hơi ấm, những khoảnh khắc đoàn viên, hạnh phúc …

Chợ Tết thời nay, chợ tết online 4.0

Chợ Tết ngày nay đã có nhiều thay đổi để phù hợp với cuộc sống hiện đại. Chợ Tết ngày nay không chỉ gói gọn ở các khu chợ hay những địa điểm nhất định mà còn tỏa ra mọi ngóc ngách để phù hợp với cuộc sống trong sự phát triển của biết bao loại hình dịch vụ.  Ngày nay việc chuẩn bị Tết cũng trở nên dễ dàng hơn, chỉ cần dành một buổi tối ra chợ hoặc vào siêu thị, là có thể đủ đầy những món đồ cần thiết. Việc chuẩn bị cũng đơn giản hơn vì phần nhiều những món đồ đã được làm sẵn nên mọi người không còn phải quá vất vả như chuẩn bị cái Tết xưa. Những món đồ thiết yếu để chuẩn bị đồ ăn cho ngày Tết như măng, miến, giò chả, mọc nhĩ nấm hương…. có khi đã được bày bán la liệt khắp nơi từ trước cả tháng trời. Bánh Chưng cũng được làm sẵn. Sự tiện lợi ấy giúp cho người ta không phải lo lắng nhiều, có thể đợi đến 27, 28 Tết ra chợ một vòng đã có đầy đủ cho ba ngày Tết.

Chợ tết xưa và nay

Chợ tết xưa và nay

Không phải quá bận rộn cho nấu nướng hay sửa soạn công phu, thế nên thời gian chuẩn bị cho Tết cũng được rút ngắn rất nhiều. Bận rộn với công việc cơ quan nhiều người mãi tới 30 Tết mới tranh thủ ra siêu thị là có thể mua được đầy đủ mọi thứ. Thậm chí để tránh phải hít khói bụi xe ngoài đường, hay xếp hàng thanh toán trong siêu thị, các bànội trợ thời 4.0 còn chỉ cần ngồi nhà vẫn có thể mua được hết các loại đặc sản, thực phậm vật dụng thiết yếu cho ngày Tết thông qua chợ tết online.

Tuy nhiên cái gì những có hai mặt của nó, mua hàng trên chợ tết online quả rất tiện lợi, thế nhưng người mua chắc chắn sẽ không được hưởng cảm giác háo hức vui mừng khi chọn được món đồ ưng ý, hay có thể nâng lên đặt xuống món đồ mình lựa chọn và cảm nhận được không khí của chợ Tết năm nào. Chính vì thế Chợ Tết ngày nay cũng không còn không khí đặc trưng như trước. Người mua thì lo làm sao mua thật nhanh để khỏi phải chen chúc, trẻ em gần như không được phép lui tới những chỗ đông người. Chính vì vậy, dù hòa mình trong nhịp sống số, nhiều người vẫn da diết nhớ những hình ảnh đầy màu sắc, những hương vị Tết đậm đặc trong những phiên chợ Tết xưa

Thời gian qua đi, có nhiều thứ đã thay đổi, có nhiều thứ đã rơi vào lãng quên và cũng có những thứ đã dần phai mờ. Những cái Tết khác nhau ở mỗi thời, mỗi người. Cảm giác Tết xưa có lẽ chỉ còn sống trong tâm trí của những thế hệ 8x trở về trước. Cảm giác hức, đợi chờ.

Bên cạnh những cái tết online, giữa dòng chảy của cuộc sống xô bồ, hối hả của cuộc sống hiện đại, nhiều gia đình vẫn cố giữ lại chút gì đó hương vị Tết truyền thống qua việc đi chợ Tết, họ vẫn duy trì gói giò, nấu bánh chương… để cho con cái có thể được trải nghiệm đủ đầy hương vị của Tết một cách trọn vẹn. Những ngày giáp Tết đi qua phố thi thoảng vẫn bắt gặp những nồi bánh chưng, hay hình ảnh góc chợ Tết đầy màu sắc. Những phong tục khó thay đổi như giáo thừa đi hái lộc, hay tảo mộ, lễ chủa đầu năm…Có thể đâu đó vẫn còn có những băn khoăn giữa Tết truyền thống và hiện đại bởi những khoảng cách thế hệ, nhưng sự đan cài đó cũng như là một cách thức để mỗi người có một cái Tết trọn vẹn theo cách của riêng mình.

,

Bài viết cùng chuyên mục

  • Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
  • Lời chúc tết người yêu cũ hay, mang nhiều ý nghĩa
  • Lời chúc tết cho vợ yêu tình cảm, ý nghĩa, gắn kết vợ chồng
  • Lời chúc tết khách hàng hay ý nghĩa, tăng thêm gắn kết
  • Lời chúc tết cho anh trai hay và hài hước năm 2024
Thư viện tổng hợp
Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
Văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ ngày cuối năm chuẩn nhất
Tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa, nội dung của Bát Nhã Tâm Kinh
Nữ xông nhà có được không? Có bầu xông đất tốt hay xấu
Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
Tử vi tháng 12/2021 của 12 con giáp chi tiết, đầy đủ nhất
Đặt câu hỏi
  • Hình thức tư vấn
  • Online
  • Mail
|
Tu vi