$nbsp;
08-04-2019 15:55

Giỗ tổ Hùng Vương năm 2019 vào ngày nào, theo bộ luật lao động quy định về những ngày nghĩ lễ trong năm 2019 thì Giổ Tổ Hùng Vương năm 2019 cán bộ công nhân viên chức sẽ được nghỉ mấy ngày ? Hãy cùng xemboi.com.vn tìm hiểu. 

Giỗ tổ hùng vương năm 2019 vào ngày nào

Theo bộ luật lao động, những ngày lễ Tết theo phong tục truyền thống Việt Nam như: Giỗ tổ Hùng Vương, Giải phòng miền nam 30.4 và quốc Tết Lao Động 1/5, ngày Quốc Khánh người lao động sẽ được nghỉ.

Theo lịch vạn niên, Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2019 sẽ rơi vào ngày Chủ Nhật ngày 14/04/2018 tức là ngày 10/03 âm lịch.

Giỗ tổ Hùng Vương năm 2019 được nghỉ mấy ngày 

Vì ngày nghỉ lễ rơi vào chủ nhật nên theo luật lao động, người lao động sẽ được nghỉ bù thêm 1 ngày là thứ Hai ngày 15/04/2019.

Như vậy đối với những cơ quan hành chính sự nghiệp, công chức áp dụng tuần làm việc nghỉ thứ 7 và Chủ Nhật thì dịp lễ giổ tổ hùng vương năm 2019 sẽ được nghỉ liên tiếp tổng cộng 3 ngày. Từ thứ Bảy ngày 13/04/2019 cho đến hết thứ Hai ngày 15/04/2019. Thứ Ba ngày 16/04/2019 các cơ quan trở lại làm việc bình thường.

Giỗ tổ hùng vương năm 2019

Giỗ tổ hùng vương năm 2019 – cán bộ công nhân viên được nghỉ bù 1 ngày

Còn đối với những doanh nghiệp không áp dụng chế độ làm việc nghỉ thứ Bảy thì tùy thuộc vào tính chất công việc mà sẽ có lịch nghỉ phù hợp.

Những điều cần biết về Giỗ Tổ Hùng Vương 

1. Nguồn gốc của ngày giỗ tổ Hùng Vương

Truyền thuyết kể lại rằng: Kinh Dương Vương sinh một con trai, sau nối ngôi vua cha niên hiệu là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân sau đó lấy Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng nở ra một trăm người con là tổ tiên của người Bách Việt. Một hôm vua Lạc Long Quân bảo bà Âu Cơ: “Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó”. Vì vậy, năm mươi người con đã nghe theo mẹ lên núi, năm mươi người con nghe theo cha về miền biển. Lạc Long Quân phong cho con trưởng Hùng Vương nối ngôi, làm vua. Trải qua 18 đời, Hùng Vương thứ 18 đã nhường ngôi cho Thục Phán – An Dương Vương.

Để ghi nhớ công ơn của các Vua Hùng có công khai thiên, lập địa, vua Lê Thánh Tông năm 1470 và đời vua Lê Kính Tông năm 1601 sao chép đóng dấu kiềm để tại Đền Hùng, và chọn ngày 11 và 12 tháng 3 âm lịch làm ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Đến thời nhà Nguyễn – năm Khải Định thứ 2 đã chính thức chọn ngày 10 tháng 3 Âm lịch làm ngày giỗ Tổ Hùng Vương để tưởng nhớ các Vua Hùng và nhắc nhở mọi người Việt Nam cùng tưởng nhớ thờ cúng Tổ tiên.

2. Ý nghĩa của ngày giỗ tổ Hùng Vương 10-3

Đây là ngày để nhắc nhở con cháu nhớ về cội nguồn, nhớ về công ơn những người đi trước. Theo tục lệ hàng năm, ngày giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ.

Vào ngày 6-12-2012, ý nghĩa của giỗ tổ Hùng Vương đã được cả thế giới biết đến khi UNESCO công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” là một Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Bởi thế nó đã trở thành niềm tự hào của Người Việt trước bạn bè quốc tế. mà nó còn là niềm tự hào của người Việt trước bạn bè quốc tế.

Kể từ năm 2007, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã chính thức công nhận giỗ tổ Hùng Vương là Quốc lễ. Công nhân viên chức, được nghỉ 01 ngày vào ngày này.

3. Những nghi thức chính trong tế lễ giổ tổ Hùng Vương

Lễ tế thường có âm nhạc, lễ vật, một ban tế lễ gồm những người có chức sắc được làm chủ tế.

Ngoài ra còn có cờ xí, nhạc lễ, phẩm phục, phẩm vật tế lễ. Những loại phẩm vật thường dùng là bò, dê, heo, hoa quả, bánh chưng, bánh giầy, xôi, chè, kẹo,…

4. Thời gian diễn ra

Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày mồng 10 tháng Ba âm lịch, tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ.

Trước đó hàng tuần, lễ hội đã diễn ra với nhiều hoạt động văn hoá dân gian sôi nổi và kết thúc vào ngày 10 tháng Ba âm lịch với Lễ rước kiệu và dâng hương tại Đền Thượng.

5. Quy mô tổ chức

Tại Nghị định số 82/2001/NĐ-CP ngày 06.11.2001 về Nghi lễ Nhà nước, trong đó có nội dung quy định cụ thể về quy mô tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương, cụ thể như sau:

– “Năm chẵn” là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là “0”; Bộ Văn hoá – Thông tin và Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ hội; mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự Lễ dâng hương.

– “Năm tròn” là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là “5”; Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội; mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự Lễ dâng hương.

– “Năm lẻ” là số năm kỷ niệm có các chữ số cuối cùng còn lại. Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội; mời lãnh đạo Bộ Văn hoá – Thông tin dự lễ dâng hương và tổ chức các hoạt động trong lễ hội.

Ngày 02.4.2007, Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê chuẩn sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Luật Lao động cho người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch). Kể từ đây, ngày 10.3 âm lịch hàng năm đã trở thành ngày lễ lớn – QUỐC LỄ mang ý nghĩa bản sắc văn hóa dân tộc.

 

Bài viết cùng chuyên mục

  • Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
  • Lời chúc tết người yêu cũ hay, mang nhiều ý nghĩa
  • Lời chúc tết cho vợ yêu tình cảm, ý nghĩa, gắn kết vợ chồng
  • Lời chúc tết khách hàng hay ý nghĩa, tăng thêm gắn kết
  • Lời chúc tết cho anh trai hay và hài hước năm 2024
Thư viện tổng hợp
Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
Văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ ngày cuối năm chuẩn nhất
Tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa, nội dung của Bát Nhã Tâm Kinh
Nữ xông nhà có được không? Có bầu xông đất tốt hay xấu
Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
Tử vi tháng 12/2021 của 12 con giáp chi tiết, đầy đủ nhất
Đặt câu hỏi
  • Hình thức tư vấn
  • Online
  • Mail
|
Tu vi