$nbsp;
19-09-2018 14:54

Theo quan điểm của nhà Phật, khẩu nghiệp chính là một trong những “nghiệp” nặng nhất của con người, vì nó dẫn tới những hậu quả vô cùng nghiệp trọng, dẫn tới sự đổ vỡ cũng như sự thay đổi tột cùng. Chính là nguyên nhân cho mọi sự phiền não của đời người.

9 loại hành vi gây tổn hại phúc báo, hại người hại cả mình

Người xưa vẫn có câu “lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” đây có thể cũng là một câu nói dành để nói về “khẩu nghiệp”, một lời nói tưởng vô hại, nhưng một lời nói vô tình có thể làm cho mình và người khác phải đau khổ, ray rứt cả cuộc đời.

Cùng tìm hiểu bài học Khẩu Nghiệp từ Đức Phật

Khẩu Nghiệp “sinh” ra từ đâu ?

  • Khẩu nghiệp chính là ‘nghiệp” gây ra từ lời nói. Bất kể lời gì ta nói ra đều có những tác động lợi hoặc là hại, tốt hoặc là xấu. Hậu quả có thể xảy ra ngay tức thì nhưng cũng có thể để lại về sau.
  • Theo lời Phật dạy thì trong 10 nghiệp lớn nhất của đời người thì đã có tới 4 nghiệp là từ miệng gây ra đó là : Chuyện không nói có, chuyện có nói thành không , nói những lời hung ác; nói lưỡi đôi chiều và nói những lời thêu dệt.
  • Tuy nhiên trong đời sống thường ngày, ngoài 4 điều trên thì hàng ngày “cái miệng” cũng tạo nên nhiều nghiệp khác nữa như : Ăn uống cầu kỳ ; hay phê bình, chê bai người khác; rêu rao bắt lôi xngười khác.
  • Từ những điều trên, Kinh Phật cũng dạy rằng, trong sinh hoạt hàng ngày có 4 hạng người mà chúng ta nên tránh đó là : Những kẻ hay đổ lỗi cho người khác; hay nói chuyện mê tín, tà kiến : người khẩu Phật, tâm xà ; và những kẻ làm ít kể nhiều.
  • Qua những điều trên có thể thấy rằng từ cái miệng mà chúng ta có thể biết rõ về tâm ý cũng như đánh giá được phần nào người khác, từ đó có cách ứng xử thích nghi.

Khẩu nghiệp và bài học từ Đức Phật

“Tu cái miệng là tu hơn nửa đời người”

  • Cổ nhân cũng có dạy: “Bệnh tùng khẩu nhập, hoạ tùng khẩu xuất”, nghĩa là: Bệnh từ cái miệng do ăn uống mà đem vào, họa cũng từ cái miệng do nói chuyện thị phi mà tạo ra.
  • Ngoài 4 nghiệp gây ra từ miệng là :
    • Một là chuyện không nói có, chuyện có nói không
    • Hai là Nói lời hung ác
    • Ba là nói lưỡi đôi chiều
    • Bốn là nói lời thêu dệt.
  • Thì “cái miệng” cũng tạo nên thêm nhiều nghiệp nữa như :
    • Năm là ăn uống cầu kỳ
    • Sáu là phê bình, khen chê
    • Bảy là rêu rao lỗi của mọi người (Tứ chúng)
  • Đây toàn là những điều gây tổn hại phức và tội phải đọa vào đại ngục, cũng là làm mất lòng, gây mâu thuẫn, hận thù giết hại lẫn nhau mà thôi. Nó sẽ gây ra nhiều hối hận cho con người trong cuộc sống sau khi nói ra.
  • Lời nói có tác dụng xoa dịu nỗi đau trong lòng, giúp làm vơi đi những tâm trạng buồn. Lời nói nhã nhặn, dễ nghe, một lời khuyên đúng lúc, đúng thời có thể làm thay đổi những suy nghĩ tiêu cực của đổi phương, từ đó dần dần có thể làm thay đổi hành vi, suy nghĩ, hàn chế những việc làm tiêu cực, bất thiện.
  • Nhưng ngược lại, lời nói cũng có thể đưa một con người vào vực thẳm của tội lỗi, có thể khiến cho người ta phải ăn năn, hối hận cả cuộc đời, đó chính là hậu quả do những lời nói ác khẩu, ác ngữ gây ra.

Trong kinh Phật có bài học đạo lý rằng:

  • Có người kia nghia nói Đức Phật rất từ bi, rất có đạo hạnh, nên có ý tìm đến mà mắng nhiếc Đức Phật. Nhưng khi chửi mắng, Đức Phật đều lặng thinh, chẳng đáp.
  • Khi người ấy mắng nhiếc xong, Phật hỏi: “Ông đem lễ vật tặng người khác, người ấy không nhận thì lễ vật ấy cuối cùng sẽ thuộc về ai?” Người ấy đáp rằng, lễ vật vẫn là của ông ta.
  • Đức Phật liền nói “Nay ông mắng nhiếc ta, nhưng ta không nhận, ông tự mang vào thân ông vậy. Cũng giống như âm vang là do nương theo tiếng mà có, như bóng do hình mà thành, cuối cùng vẫn chẳng tránh được. Hãy thận trọng, chớ nói lời mắng nhiếc, ác ngữ!”
  • Có thể nhận thấy rằng nếu ai đó đang cảm thấy cuộc đời quá phiền não, khổ đau, không có gì vui vẻ, chẳng bình yên, tức là chính bản thân người đó cần phải điều chỉnh lại lời nói của mình sao cho vừa dễ nghe, dễ thương. Tại sao lại như vậy ? Là bời chính người đó đang muốn nghe những lời nói tương tự, hoặc bởi chính người đó cần phải điều chỉnh lại âm sắc giọng nói sao cho vừa đủ nghe, để không làm phiền lòng người xung quanh đang cần yên tĩnh, để tâm hồn được thanh tịnh, hay để được nghỉ ngơi thoải mái.

Hậu quả khôn lường từ Khẩu Nghiệp

  • Ai cũng đều biết, vết thương trên da thịt còn dễ lành hơn vết “thương lòng” tức là vết thương gây ra bởi lời nói. Mà khẩu nghiệp ác chính là tội ác được tạo ra từ những lời nói để lại hậu quả xấu, làm hại cho chính bản thân người nói và những người có liên quan khác.  Không những thế Khẩu Nghiệp cũng gây ảnh hưởng đến cả cộng đồng và cả toàn xã hội.
  • Một đứa bé được nuôi dưỡng và giáo dục trong môi trường có nhiều tố chất bất thiện thì khi trưởng thành chắn chắn sẽ ảnh hưởng ít nhiều về tố chất đó.
  • Còn nếu là con cái thường nói những lời thô bạo, thâm độc,… thì chắc chắn cha mẹ, thầy cô giáo không khỏi nao lòng.
  • Có thể thấy, những người thường dùng lời nói thâm độc, thô báo để mắng nhiếc, chửi rủa… trong cuộc sống hàng ngày của họ thì trước hết chính bản thân của người này đã thể hiện lối ống thiếu đạo đức, thiếu văn minh trong giao tiếp, tự bản thân họ hạ thấp uy tín bản thân, khiến những người xung quanh dần dần xa lánh họ.
  • Bời vậy chúng ta không nên nói lời ác độc, nói cho sướng miệng, cũng không nên dùng những lời cay cú chửi bới để nhục mạ người khác, tâm ác thì nói ác, rồi làm ác, thân khẩu ý đều ác thì ngày xuống địa ngục không còn xa.
  • Không nói lời thêu dệt, tức là không nói thêm hay nói bớt, nghe câu câu chuyện ở đây rồi đem kể cho người khác nghe, không quên “thêm mắm, thêm muối” để tăng phần phóng đại, cuốn hút.
  • Trong xã hội hiện nay, nhiều người online trên mạng xã hội như facebook, Twitter… thường dùng những lời lẽ ác ngữ, thô tục, xúc phạm đến người khác cũng đã trở thành một hiện tượng. Mặc dù họ không ám chỉ đích danh một ai, nhưng đây cũng là việc mà tất cả chúng ta nên tránh.
  • Không chỉ viết những lời ác, mà thậm chí chỉ cần nhấp chuột tán thành, ủng hộ những lời ác ngữ đều nguy hiểm cả, vì nhiều lần làm như vậy, không ai kiểm soát, không ai khuyên nhủ nên lâu ngày sẽ trở thành một thói quen.
  • Phật giáo đã gọi những điều này là nghiệp, mà hễ đã là nghiệp thì nó sẽ chi phối đối với đời sống tự thân của họVì thế, một lời ác khẩu, ác ngữ đều có thể đưa đến hậu quả khó lường. Do vậy mà Tây phương cũng có câu: “Trước khi nói phải uống lưỡi bảy lần”.
  • Ác khẩu cũng liên quan tới việc nói dối. Có nhiều loại nói dối: Nói dối với đùa vui, nói dối với mục đích lừa phỉnh, nói dối để khoe khoang, nói dối vì sợ hãi, nói dối để thu lợi bất chính…
  • Tùy theo mục đích của nói dối mà tạo ra nghiệp tội nặng nhẹ khác nhau. Tuy nhiên, có những trường hợp nói dối với mục đích cứu giúp hoặc bảo vệ tính mạng cho người khác thì không bị tính là khẩu nghiệp.

Tác hại của khẩu nghiệp có thể không thể hiện ngay ở đời này, không xảy ra ngay sau đó mà còn có thể gây ảnh hưởng tới cả đời sau. Bởi vậy trước khi cất lời, hãy thận trọng cân nhắc để không phạm phải những “ác khẩu” nêu trên


Bài viết cùng chuyên mục

Thư viện tổng hợp
Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
Văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ ngày cuối năm chuẩn nhất
Tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa, nội dung của Bát Nhã Tâm Kinh
Nữ xông nhà có được không? Có bầu xông đất tốt hay xấu
Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
Tử vi tháng 12/2021 của 12 con giáp chi tiết, đầy đủ nhất
Đặt câu hỏi
  • Hình thức tư vấn
  • Online
  • Mail
|
Tu vi