$nbsp;
04-12-2018 11:02

Lễ cúng tất niên là một trong những lễ tiết không thể thiếu dịp cuối năm. Trong mâm cơm cúng tất niên không cần quá cầu kỳ, tùy thuộc vào từng hoàn cảnh của gia đình, điều quan trọng là thể hiện được tấm lòng của gia chủ và điều quan trọng là mâm cơm tất niên phải được sắp xếp gọn gàng và hợp lý. 

Lễ cúng tất niên đầy đủ cần những gì, sắp xếp thế nào cho đúng ?

Khái niệm cúng tất niên

Tát niên hay Lễ Tất Niên, tiệc tất niên là một nghi thức nhằm theo phong tục của người Việt nhằm đánh dấu sự kết thúc của một năm và chuẩn bị bước sang năm mới. Lễ này nhằm mời Ông Công Ông Táo về trần thế tiếp tục cai quản việc bếp núc. Sau bữa cơm tất niên chính là lúc mọi người trong gia đình tiến hành sửa soạn cho lễ cúng giao thừa, tiến năm cũ và đón chào năm mới. Đây là phong tục mang đậm nét văn hóa lâu đời của người Việt.

Lễ cúng tất niên thường được tiến hành vào chiều 30 tết, thế nhưng để thuận tiện với nhiều gia đình, lễ cúng tất niên ngày này thường được tiến hành từ ngày 27 tới 30 Tết.

Sau lễ cúng tất niên, gia đình sẽ sum vầy bên mâm cơm chiều cuối năm chia sẻ những khoảnh khắc ý nghĩa trong cuộc đời.

Để chuẩn bị cho lễ cúng tất niên dịp cuối năm đầy đủ nhất gia chủ cần chuẩn bị : Mâm cơm cúng tất niên bao gồm, mâm lễ cúng trong nhà, và mâm lễ cúng ngoài trời, mâm ngũ quả và bài văn khấn cúng tất niên sao cho đầy đủ.

Cứ mỗi độ tết đến xuân về, trong lòng mỗi người Việt bỗng trở nên hồi hộp nôn nao bởi cảm giác sắp được đoàn viện bên gia đình, bên mâm cơm tất niên dịp cuối năm rồi cùng người thân đón chào năm mới. Một trong những công việc quan trọng nhất để bắt đầu một năm mới nhiều may mắn đó là nghi thức cúng giao thừa hay còn gọi là Trừ Tịch, đây là một nghi lễ rất quan trọng để bắt đầu một năm mới chính vì thế mọi gia đình đều rất cẩn thận để chuẩn bị cho mâm cổ cúng giao thừa.

Chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên

Mâm cơm cúng lễ tất niên không cần quá cầu kỳ, điều chủ yếu là phải thể hiện được tấm lòng thành kính, biết ơn của người làm lễ.

Thông thường thì bữa cơm tất niên vào ngày cuối năm sẽ được chuẩn bị thịnh soạn hơn ngày thường. Mâm cỗ không cần quá cầu kỳ nhưng thường đầy đủ : hương hoa, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu bánh chứng và cỗ mặn với những món ăn đặc trưng ngày Tết.

Hiện nay mâm cơm cúng tất niên ở miền Bắc thường có 4 bát, 4 đĩa ; cố lớn thì gồm 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa. Mâm cỗ 4 bát, 4 đĩa gồm: bát giò heo hầm măng lưỡi lợn, bát bóng thả, bát miến, bát mọc; 4 đĩa gồm: đĩa thịt gà, đĩa thịt heo, đĩa giò lụa, đĩa chả quế.

Đối với mâm cơm tất niên miền Trung lại thường hay có bánh chưng, bánh tét, giò lụa, gà bóp rau răm, thịt heo luộc, giá chua…

Còn đối với mâm cỗ tất niên miền Nam thường bao gồm : bánh tét, canh măng, thịt kho tàu, gỏi tôm thịt, nem, chả giò…

Tùy thuộc vào mỗi gia đình thì cách bày trí mâm lễ cũng có sự khác nhau, tuy vậy cỗ cúng (mặn hay chay) nên đặt ở dưới bàn con bên dưới. Trên bàn thờ chính chỉ để hoa tươi, quả tươi, một ít tiền vàng mã mang tính tượng trưng. Các gia đình cũng có thể đặt bánh chưng, xôi, chè trên bàn thờ chính.

Mâm cỗ cúng ngoài trời (cúng quan Hành Khiển)

Mâm cỗ cúng quan Hành Khiển thường đặt ngoài cửa chính, những món đồ thường được chuẩn bị cho mâm lễ cũng giao thừa bao gồm : hai bình hương, 2 ngọn nến hoặc đèn dầu, 1 bát muối, 1 bát gạo, tiền vàng mã, sớ. Bên cạnh đó gia chủ cần chuẩn bị một chút đồ ăn để các thần có thể mang đi như là thủ lợn hoặc thịt gà, bánh chưng, xôi gấc, bánh kẹo và hoa quả.

Chuẩn bị mâm cỗ cúng trong nhà 

Trong mâm cỗ cúng trong nhà thường bao gồm : bánh chưng, giò – chả, xôi gấc – xôi đậu xanh, thịt gà, canh măng, nem rán và những món mặn khác tùy vào mỗi gia đình. Đối với phần cỗ ngọt và cỗ chay thì thường bao gồm hương hoa, nến đèn là thứ không thể thiếu, ngoài ra còn có bánh kẹo tết, các loại bia nước ngọt và các loại mứt tết.

lễ cúng tất niên sao cho đầy đủ nhất

Mâm ngũ quả cúng tết không nên để hoa quả giả 

Chuẩn bị Mâm ngũ quả

Đối với mâm ngũ quả cúng gia tiên, gia chủ nên lựa chọn các loại hoa quả thông dụng và đẹp mắt, điểm cần lưu ý đó là loại quả này phải vừa đủ chín để có thể ăn được.

Lưu ý là không nên sử dụng các loại hoa quả xanh, hoa quả giả ( hoa quả bằng nhựa ) để cúng gia tiên. Đĩa/mâm ngũ quả không đặt trước chính giữa bát hương, nên để ở hai bên.

Hoa bày trên bàn thờ cũng vậy, cần phải hoa tươi chứ không dùng hoa giả, hoa nhựa.

Theo phong tục của người Việt, bữa cơm cúng Tất Niên thường là bữa cơm quây quần đầy đủ các thành viên, chia sẻ với nhau những câu chuyện đã qua trong năm, cũng như những đự định trong năm mới, cùng động viên nhau cố gắng vươn lên, nỗ lực hơn trong cuộc sống, nhằm tạo một bầu không khí đầm ấm, thuận hòa.

Xem thêm : 3 Lễ cúng cực quan trọng trong tháng 12 ÂM LỊCH cần phải nhớ

, ,

Bài viết cùng chuyên mục

  • Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
  • Lời chúc tết người yêu cũ hay, mang nhiều ý nghĩa
  • Lời chúc tết cho vợ yêu tình cảm, ý nghĩa, gắn kết vợ chồng
  • Lời chúc tết khách hàng hay ý nghĩa, tăng thêm gắn kết
  • Lời chúc tết cho anh trai hay và hài hước năm 2024
Thư viện tổng hợp
Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
Văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ ngày cuối năm chuẩn nhất
Tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa, nội dung của Bát Nhã Tâm Kinh
Nữ xông nhà có được không? Có bầu xông đất tốt hay xấu
Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
Tử vi tháng 12/2021 của 12 con giáp chi tiết, đầy đủ nhất
Đặt câu hỏi
  • Hình thức tư vấn
  • Online
  • Mail
|
Tu vi