$nbsp;
10-09-2018 16:30

Những lễ hội đặc sắc tháng 8 âm lịch tại các khu vực phía Nam diễn ra từ cuối tháng 7 âm lịch cho tới cuối tháng 8 âm lịch. Các lễ hội đặc sắc như Lễ Lăng Ông – Bà Chiểu(30/07 – 01/08 Al ) Lễ hội Nghinh Ông – huyện Cần Giờ – 14 – 18/8 AL, Lễ Đôn-ta và đua bò – tỉnh An Giang – 29/8 AL

1.Lễ hội đặc sắc tháng 8 âm lịch : Lễ lăng Ông – Bà Chiểu – Tp.HCM – 30/7 – 1/8AL

Lễ hội đặc sắc tháng 8 âm lịch

Lễ hội đặc sắc tháng 8 âm lịch Cổng Tam Quan của Lăng Ông

Lễ lăng Ông Bà Chiểu là một lễ hội truyền thống lớn tại Việt Nam, như một phong tục đã có từ thời đất Gia Định xưa và là một trong những hoạt động văn hóa – tâm linh thu hút sự tụ hội của đông đảo người dân địa phương và du khách về đây dự lễ chiêm bái, dâng hương

Lăng Ông Bà Chiểu tọa lạc tại số 126 Ðinh Tiên Hoàng, phường 1, quận Bình Thạnh, và lễ lăng Ông thường sẽ diễn ra vào ngày 30/7 và 1/8 (âm lịch) hàng năm. Tại đây thường sẽ có hai lễ lớn trong năm, một diễn ra vào tháng 8 âm, và dịp thứ hai là vào mùng 1,2 Tết Ta (còn gọi là ngày hội đầu xuân).

Người ta thường lầm tưởng với cái tên “Lăng Ông Bà Chiểu” là để chỉ lăng mộ của “vợ chồng ông Chiểu”, thế nhưng chúng ta cần hiểu đó là Lăng Ông – Bà Chiểu. Cụm từ “Bà Chiểu” là để chỉ khu vực Bà Chiểu, hay chính xác hơn, là khu vực Chợ Bà Chiểu (cũng thuộc quận Bình Thạnh, Tp.HCM). Còn Lăng Ông Bà Chiểu chính là phần mộ của Tả Quân Lê Văn Duyệt cùng vợ, lúc sinh thời là tổng chấn Gia Định.

Hàng năm người dân thập phương thường về đây chiêm bái, cầu an. Cảnh người tấp nập, hương án ngát hương xa. Vào những ngày lễ giỗ (30/7 và 1/8AL), khu vực Lăng Ông càng đông đúc hơn, thu hút rất nhiều người, kể cả các bạn trẻ về đây xem lễ cầu yên và diễn xướng.

Xét về mặt kiến trúc, Lăng Ông có diện tích khá rộng, được bao bọc bởi các bờ tường cao hơn 1m. Lăng có các khu vực chính, bao gồm: nhà bia, lăng mộ và các gian nhà thờ. Dọc lối vào khuôn viên lăng hiện tại vẫn còn nhiều cây gỗ quý cao to, bóng mát như: cây si, cây dầu, bằng lăng… Lăng có 4 cổng lớn, mở ra các hướng theo thứ tự: Cổng Ðông (mặt đường Trịnh Hoài Ðức), Cổng Tây (mặt đường Ðinh Tiên Hoàng), Cổng Bắc (mặt đường Phan Ðăng Lưu), Cổng Nam cũng là cổng Cổng Tam quan (mở ra mặt đường Vũ Tùng).

Lăng Ông Bà Chiểu có kiến trúc vô cùng độc đáo và nghệ thuật, không chỉ là nơi lui tới cầu an mà còn là điểm đến của những bạn trẻ yêu nhiếp ảnh, hoặc một địa điểm để giới thiệu với bạn bè quốc tế khi có dịp ghé thăm Sài Gòn. Bạn có thể tìm hiểu và giới thiệu về lịch sử, văn hóa, các nét kiến trúc và đặc trưng của thành Gia Định xưa cho bạn bè nước ngoài của mình.

2. Lễ hội đặc sắc tháng 8 âm lịch : Lễ hội Nghinh Ông – huyện Cần Giờ – 14 – 18/8AL

Những người dân ở các vùng ven biển từ Đèo Ngang đổ vào tới Hà Tiên, Phú Quốc thì lễ hội Nghinh Ông hàng năm là một lễ hội truyền thống Việt Nam lớn, luôn được chuẩn bị kỹ càng và trang nghiêm. Huyện đảo Cần Giờ cũng không ngoại lệ. Từ ngày 14 đến ngày 18 tháng 8 âm lịch hàng năm, lễ hội Nghinh Ông (hay còn gọi là lễ cúng cá Ông) sẽ được diễn ra tại lăng ông Thuỷ tướng (được vua Tự Đức sắc phong là Nam hải Tướng quân), huyện Cần Giờ.

Lễ hội đặc sắc tháng 8 âm lịch

Lễ hội đặc sắc tháng 8 âm lịch – Lễ hội Nghinh Ông luôn được tổ chức bưng từng và thể hiện rõ lòng biết ơn của người dân địa phương

Ngày chính lễ của hội Nghinh Ông – Cần Giờ là 16 tháng 8 (AL), với ba phần chính: lễ rước Ông từ biển bằng ghe tàu, lễ rước kiệu và diễu hành đưa Ông về Lăng và cuối cùng là nghi lễ xây chầu đại bội tại Lăng. Thế nhưng từ ngày 14, 15 không khí ở huyện đảo này đã tấp nập, nhộn nhịp với nhiều hoạt động sôi nổi và công tác chuẩn bị lễ.

Ngày 16, các vị trong hội lăng sẽ làm lễ rước kiệu của Nam hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển (hay còn gọi là là đám rước “Sắc phong Thần Ðức Ông Nam Hải”). Đoàn ghe nghinh xuất phát tại bến đò Cần Giờ – Vũng Tàu, gồm một tàu chính được trang trí hoa, cờ phướn và khoảng 200 ghe, tàu con sẽ thực hiện nghi thức trực tiếp ở ngoài biển. Đoàn rước sẽ đi khoảng hai giờ thì quay về, rước Ông về lăng ông Thuỷ tướng.

Sau đó, các lễ tế và nghi thức cầu an, xây chầu đại bội… sẽ được diễn ra trong lăng ông Thủy Tướng.

Đến ngày 18 mới thật sự chấm dứt lễ hội, vì dư âm của nó trên huyện đảo Cần Giờ vẫn còn rất đậm. Sự kiện này cũng được xem là một nét thu hút du lịch, bên cạnh những bải biển, các món hải sản và sự hiếu khách mà người ta thường hay nhắc đến về Cần Giờ.

3. Lễ hội đặc sắc tháng 8 âm lịch : Lễ Đôn-ta và đua bò – tỉnh An Giang – 29/8 AL

Lễ hội đặc sắc tháng 8 âm lịch

Lễ hội đặc sắc tháng 8 âm lịch – Thi đua bò truyền thống trong lễ Đôn-ta tại An Giang

Lễ Đôn-ta và đua bò là một lễ hội truyền thống Việt Nam lớn của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ tổ chức hàng năm từ ngày 29 tháng 8 âm lịch đến ngày 1/9 AL tại tỉnh An Giang. Trong tiếng Khmer, lễ “Đôn – ta” có nghĩa là lễ cúng ông bà nhằm tưởng nhớ đến công ơn ông bà, cha mẹ và người thân, tạ ơn những người đã khuất; đồng thời cầu phước cho những người còn sống, tạo mối gắn kết giữa bạn bè, người thân và cả cộng đồng.

Lễ Đôn – ta được xem là ngày tết của đồng bào Khmer, trong những ngày này họ sẽ vào chùa làm lễ mời ông bà tổ tiên về với con cháu trong gia đình, dâng phẩm cúng dường, cầu bình an… Đặc biệt, vào thời gian này, khách khứa đều rất được hoan nghênh trong các phum sóc, vì theo người Khmer quan niệm, khách chính là sứ giả của tổ tiên về thăm gia đình và con cháu. Trong lễ ‘Đôn-ta ngoài tập tục thả thuyền (trên đó có các vật phẩm cúng, được đem thả xuống sông, rạch…), người Khơ-me còn tổ chức hội đua bò truyền thống.

Cuộc đua diễn ra trên một khoảng ruộng phẳng với chiều dài đường đua khoảng 120m (nhưng chiều dài tổng khu đất sẽ khoảng 200m), đặc biệt là có nước và bùn (tạo độ trơn), không phải đường đất sỏi.

Từng đôi bò được ách vào một chiếc bừa với người điều khiển bò đứng sau chỉ huy. Ngày hội đua, từ sáng sớm bà con đã có mặt đông đảo tại địa điểm đua bò. Có nhiều người còn mang theo cả xoong, nồi, mắm, muối nấu ăn tại chỗ để xem cho trọn vẹn cuộc đua.

,

Bài viết cùng chuyên mục

  • Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
  • Lời chúc tết người yêu cũ hay, mang nhiều ý nghĩa
  • Lời chúc tết cho vợ yêu tình cảm, ý nghĩa, gắn kết vợ chồng
  • Lời chúc tết khách hàng hay ý nghĩa, tăng thêm gắn kết
  • Lời chúc tết cho anh trai hay và hài hước năm 2024
Thư viện tổng hợp
Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
Văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ ngày cuối năm chuẩn nhất
Tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa, nội dung của Bát Nhã Tâm Kinh
Nữ xông nhà có được không? Có bầu xông đất tốt hay xấu
Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
Tử vi tháng 12/2021 của 12 con giáp chi tiết, đầy đủ nhất
Đặt câu hỏi
  • Hình thức tư vấn
  • Online
  • Mail
|
Tu vi