$nbsp;
22-01-2019 18:02

Lễ nhập trạch nhà chung cư có điềm gì giống và khác với nhập trạch nhà mặt đất, những điểm cần lưu ý khi làm lễ nhập trạch nhà chung cư là gì ? Hãy cùng xemboi.com.vn tìm hiểu thông tin chi tiết. 

Nhập trach chuẩn bị dọn vào nhà mới là một trong những thủ tục rất quan trọng đối với mỗi gia đình. Tuy nhiên ngày nay những căn hộ chung cư trở nên phổ biến, và mọi người đặt ra câu hỏi rằng lễ nhập trạch nhà chung cư có điềm gì giống và khác với nhà mặt đất, thì câu trả lời rằng về cơ bản khi làm lễ nhập trạch về nhà chung cư mới, cũng không có gì khác so với lễ nhập trạch nhà mặt đất. Phật pháp có câu : “Phật tại tâm, cốt ở lòng thành”, cho nên thủ tục nhập trạch nhà chung cư cũng rất đơn giản và tùy thuộc vào tài chính của từng hộ gia đình, từng vùng miền, khu vực.

1. Những vật dung cần mang hoặc yêu cầu hoàn thiện trước lễ nhập trạch

  • Bếp (nên hoàn thiện trước).
  • Bàn thờ: Bao gồm các đồ bày trí như bát hương (thường tự bốc bát hương 1-2 tiếng trước khi làm lễ) hay đồ cúng (hoa tươi, quả tươi, nước). Đồ cúng không cần cầu kỳ.
  • Gạo, nước (thường tự lấy ở nhà mới).
  • Đồ dùng tượng trưng (bàn ghế, chổi, chiếu…).
Lễ nhập trạch nhà chung cư

Lễ nhập trạch nhà chung cư

Điều lưu ý là khi làm lễ nhập trạch nhà chung cư mới thì mỗi người trong gia đình ai cũng nên cầm một vật dụng gì đó không nên đi tay không. Nếu là người trong gia đình thì là bất cứ tuổi nào cũng đều có thể vào không kiêng kỵ.

2. Sắm lễ nhập trạch nhà chung cư

Trước khi làm lễ nhập trạch có 3 công việc quan trọng mà gia chủ nhất định phải lưu tâm đó là sắm lễ, những thủ tục cần nhớ và văn khấn.

Sắm lễ nhập trạch : Mâm cũng lễ nhập trạch bao gồm 3 phần chính là là ngũ quả, hương hoa và rượu thịt.

– Mâm ngũ quả : Thường dùng ít nhất 5 loại quả trở lên, bày trên đĩa : Ví dụ: nải chuối, xoài, đu đủ, mãng cầu, dừa, dưa hấu… Các trái phải được chọn lựa theo tiêu chí to, đẹp, không bầm, dập, thối. Sau khi rửa sạch phải xếp ngay ngắn lên đĩa theo hình thức phù hợp.

– Mâm hương hoa bao gồm: hoa tươi, nhang, đèn cầy đỏ 1 cặp, 3 miếng trầu cau đã têm, giấy vàng bạc, 1 đĩa muối gạo và 3 hũ đừng muối, gạo, nước trộn lẫn. Về phần hoa tươi có thể linh hoạt theo mùa ví dụ: hoa hồng, hoa ly, hoa cúc… đều được chấp nhận.

– Mâm rượt thịt bao gồm : 1 bộ tam sanh (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc), xôi, gà luộc nguyên con, 3 chung trà, 3 chung rượu và 3 điếu thuốc.

Trên đây là mâm cỗ đầy đủ đơn giản nhất giúp giảm thời gian và chi phí.Thực chất, mâm cúng lễ nhập trạch bao gồm 3 mâm cúng là mâm cỗ cúng giữa nhà, mâm cúng thần tài và mâm cúng táo quân.

Về cơ bản, mâm cúng giữa nhà cần có trái cây, hoa ly, hương (nhang) thơm, đèn cầy (nến), gạo, muối, trà, rượu, nước lọc, trầu cau, giấy cúng, nồi xông, trầm hương, xôi, chè, cháo, bánh kẹo, tâm sen, heo sữa quay (trọng lượng từ 3,2kg – 4kg) và bánh hỏi.

Mâm cúng thần tài bao gồm: trái cây, hoa cúc kim cương, nhang (hương), rượu, giấy cúng, thịt heo quay và bánh bao.

Và mâm cúng táo quân gồm: trái cây, hoa cúc, nhang (hương), đèn cầy (nến), gạo, muối, trà, rượu, nước lọc, trầu cau, giấy cúng, xôi, chè, chả giò và bánh chưng.

Chính vì mâm cúng lễ nhập trạch trước kia quá cầu kì và tốn kém cả về thời gian và tiền bạc nên hiện nay, gia chủ chỉ làm mâm cúng lễ nhập trạch gồm 3 phần chính như đã nêu ở trên. Và tùy thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình có thể tổ chức to nhỏ, cầu kỳ khác nhau.

3. Nghi lễ nhập trạch

Nghi lễ nhập trạch thì gia chủ cần mang theo một chiếc chiếu đang dùng (nếu bạn dùng nệm thì lấy nệm), một bếp lửa (không dùng bếp điện vì nó sinh nhiệt nhưng không có ngọn lửa), một cái chổi mới, lễ vật… để vào nhà mới. Những thành viên khác trong nhà đi theo sau và mang theo tiền của.

Lễ vật được sếp lên mâm theo hướng hợp với gia chủ, do đích thân gia chủ thắp tạm nén nhang, cắm vào lư để xin nhập trạch và xin phép Thần linh rước vong linh Gia tiên về nơi ở mới để thờ phụng.

Sau đó, gia chủ châm bếp đun nước với mục đích khai bếp rồi tiến hành pha trà dâng lên thần linh, gia tiên.

Sau khi hoàn tất việc khấn thần linh, gia chủ làm lễ cáo yết gia tiền rồi mới được phép sắp xếp đồ đạc vào trong nhà.
Khi đã dọn xong đồ đạc, để gia tăng được bình an, cả nhà phải tổ chức lễ bái tạ thần Phật, các vị thánh thần và tổ tiên…

4. Văn khấn nhập trạch 

Bài viết cùng chuyên mục

Thư viện tổng hợp
Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
Văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ ngày cuối năm chuẩn nhất
Tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa, nội dung của Bát Nhã Tâm Kinh
Nữ xông nhà có được không? Có bầu xông đất tốt hay xấu
Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
Tử vi tháng 12/2021 của 12 con giáp chi tiết, đầy đủ nhất
Đặt câu hỏi
  • Hình thức tư vấn
  • Online
  • Mail
|
Tu vi