$nbsp;
10-12-2018 16:01

Lễ Phật Đản là gì mà thu hút sự tham gia của hàng ngàn tín đồ Phật tử mỗi năm? Cùng tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa lễ Phật Đản. Đặc biệt, Đại lễ Phật đản 2019 có điều gì nổi trội hơn so với những năm trước?

Tìm hiểu lễ Phật đản là gì?

Ngày lễ Phật Đản là ngày nào?

Ngày Phật Đản là một trong ba ngày lễ lớn trong đạo Phật bao gồm: Lễ Phật Đản, lễ Vu Lan, lễ Thành đạo. Lễ Phật Đản cùng với hai ngày lễ lớn khác cấu thành Lễ Tam hợp mà Liên Hiệp Quốc gọi là Vesak (bao gồm: L Phật Đản sinh, Phật thành đạo và Phật nhập Niết bàn).

Theo lịch âm dương 2019, thời điểm từ năm 1959 trở về trước, lễ Phật đản được tổ chức tại các nước Đông Nam Á vào ngày 8/4 âm lịch hàng năm. Tại Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên ở Colombo, Tích Lan, 25/5 đến 8/6/1950. Các phái đoàn thuộc 26 quốc gia thành viên đã thống nhất ngày Phật đản quốc tế sẽ được tổ chức vào ngày rằm tháng Tư âm lịch hàng năm.

Lễ Phật đản là một trong ba ngày lễ lớn trong Phật Giáo

Lễ Phật đản là một trong ba ngày lễ lớn trong Phật Giáo

Vào ngày 15 tháng 12 năm 1999, Đại hội đồng Liên Hiệp quốc tại phiên hợp thứ 54, mục 174 của chương trình nghị sự đã chính thức công nhận Đại lễ Vesak là một lễ hội văn hóa, tôn giáo quốc tế của Liên Hiệp Quốc. Đại lễ được công nhận nhằm đề cao giá trị đạo đức, tôn vinh giá trị văn hóa và tư tưởng hòa bình, cũng như tinh thần đoàn kết của Đức Phật.  Mọi hoạt động kỷ niệm sẽ được diễn ra thường niên tại trụ sở chính của Liên Hợp Quốc trên toàn thế giới kể từ năm 2000 trở đi. Ngày Đại lễ sẽ được tổ chức vào ngày trăng tròn đầu tiên của tháng 5 dương lịch. Bởi thế, lễ Phật Đản năm nay diễn ra vào ngày 15 tháng 4 Âm lịch tức ngày 10 tháng 5 năm 2017.

Nguồn gốc của Lễ Phật Đản?

Tương truyền, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có xuất thân là Thái tử Tất Đạt Đa. Ngài mang dòng họ Cồ Đàm, vương tộc Thích Ca. Truyền thuyết lưu lại rằng Ngài sinh vào ngày 15/4/624 (tính theo lịch âm) trước Tây lịch (theo lý giải của phái Nam tông), mùng 8/4 âm lịch (theo lý giải của phái theo Bắc tông) tại vườn Lâm Tỳ Ni – nơi nằm giữa Ca Tỳ La Vệ và Devadaha ở Nepal.

Bởi vậy, ngày tổ chức lễ Phật Đản được chọn là ngày rằm tháng 4 hàng năm,  tại các nước theo đạo Phật là để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời.

Ý nghĩa lễ Phật đản

Tại đại lễ Phật đản, Phật sẽ được vinh danh Tam bảo, bao gồm: Phật, Pháp, Tăng (qua các hình thức như dâng cúng, tặng hoa, đến nghe thuyết giảng). Toàn thể quý Phật tử thực hành ăn chay và giữ Ngũ giới, Tứ vô lượng tâm (từ bi hỷ xả), thực hành bố thí và làm việc từ thiện, nghe kinh phật, tặng quà, tiền cho những người yếu kém trong cộng đồng.

Lễ Phật đản thu hút hàng ngàn Phật tử khắp nơi trên cả nước tham gia

Lễ Phật đản thu hút hàng ngàn Phật tử khắp nơi trên cả nước tham gia

Lễ phật đản 2019 được tổ chức ngày nào?

Theo thông tin mới nhất, Việt Nam được vinh danh trở thành nước đại diện đăng cai tổ chức Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc Vesak 2019. Dự kiến ngày này sẽ diễn ra từ ngày 12 đến 14/5/2019. Trụ sở đặt tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc, xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam với chủ đề “Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững”.

Ngày lễ lớn này dự kiến thu hút hơn 10.000 Phật tử khắp nơi tề tựu, sum họp cùng toàn thể người dân Việt Nam hướng về Phật pháp. Đại lễ dự kiến tổ chức lễ đón rước trang nghiêm cho hơn 1.500 chức sắc và lãnh đạo các giáo hội, nhà nghiên cứu, học giả… đến từ gần 100 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.

Đây là dịp để các nhà lãnh đạo Phật giáo Việt Nam giao lưu, gặp gỡ với các nhà chức sắc nước ngoài. Đây cũng là cơ hội để truyền bá thông điệp của đức Phật cho nhân loại về hòa bình, tiến bộ và phát triển. Chủ để chính được tập trung thảo luận trong đại lễ bao gồm: Sự lãnh đạo có chánh niệm và xã hội bền vững; cách tiếp cận của Phật giáo liên hệ giáo dục toàn cầu về đạo đức; cách tiếp cận của Phật giáo về gia đình hòa hợp, chăm sóc sức khỏe, xã hội bền vững; cách mạng công nghiệp 4.0 và Phật giáo…

Đại lễ Vesak năm 2019 được coi là sự kiện mang tính chất ngoại giao quan trọng. Đây là dịp lễ lớn, góp phần nâng cao vai trò của Phật giáo Việt Nam trong hội nhập quốc tế; khẳng định vị thế, trách nhiệm của Việt Nam với các hoạt động của Liên hợp Quốc trên tất cả các lĩnh vực. Nhân cơ hội này, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam sẽ được quảng bá ra bên ngoài bằng hình ảnh văn minh hơn, tiến bộ hơn và giàu lòng nhân ái hơn, đặc biệt là chứng minh cho cộng đồng Phật giáo thế giới sự phát triển không ngừng của Phật giáo Việt Nam trong suốt hơn 2.000 năm qua.

Xem thêm Chú đại bi- Cách trì tụng kinh chú đại bi hiệu nghiệm để hiểu hơn về loại kinh Phật này trong Phật giáo

Bài viết cùng chuyên mục

Thư viện tổng hợp
Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
Văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ ngày cuối năm chuẩn nhất
Tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa, nội dung của Bát Nhã Tâm Kinh
Nữ xông nhà có được không? Có bầu xông đất tốt hay xấu
Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
Tử vi tháng 12/2021 của 12 con giáp chi tiết, đầy đủ nhất
Đặt câu hỏi
  • Hình thức tư vấn
  • Online
  • Mail
|
Tu vi