$nbsp;
18-12-2018 17:09

Lễ tạ mộ dịp cuối năm chính là nét đẹp trong văn hóa của người Việt, đây chính là cách mà con cháu “giao lưu” với tổ tiên, cầu mông ông bà tiên tổ phù hộ con cháu sẽ làm ăn phát tài phát lộc. Vì ý nghĩa này mà dù có bận rộn tới đâu thì gia đình nào cũng thu xếp thời gian đề làm lễ tạ mộ dịp cuối năm. 

Ý nghĩa lễ tạ mộ cuỗi năm 

Theo phong tục tâm linh thì nếu bàn thờ cũng như phần mộ của tổ tiên mà được chăm sóc tốt và đúng cách, con cháu sẽ được “phù hộ độ trì”. Còn nếu phần mộ “bị động” bị bỏ bê không chăm sóc, rất có thể con cháu sẽ làm ăn suy kiệt, ảnh hưởng không tốt bởi “âm siêu, dương thái” – nghĩa là phần âm có nhẹ nhàng siêu thoát thì các cụ mới phù hộ được cho con cháu.

Với quan niệm này, việc tạ mộ cuối năm rất quan trọng, đây là cách để con cháu cảm ơn thần linh, thổ địa khu vực có mộ phần. Tương tự như việc vào cuối năm con cháu làm lễ tạ thần linh, thổ địa gia tiên, tiền chủ nơi nhà họ đang sống.

lễ tạ mộ dịp cuối năm

lễ tạ mộ dịp cuối năm những điều cần biết

Tuy nhiên mọi người cần phân biệt rõ ràng giữa Tảo Mộ và Tạ Mộ. Lễ Tảo Mộ mang nghĩa đen là quét mộ, dộn dẹp mộ thường diễn ra vào dịp tiết thanh minhVới công việc chính của tảo mộ là sửa sang các ngôi mộ của tổ tiên cho được sạch sẽ.

Còn Lễ Tạ Mộ hay còn gọi là lễ Chạp lại được diễn ra vào những ngày giáp Tết. Với ý nghĩa lễ tạ Thổ Thần, đắp thêm đất lên mộ, sửa sang mộ phần và rước vong linh gia tiền về nhà để đón Tết.

Nếu như gia đình mà không có điều kiện để ra mộ thì có thể tiến hành lễ rước gia tiên về đón năm mới theo cách là : bày mâm cỗ lên bàn thờ, thắp đèn, hương hoa dâng cúng vào giờ trưa ( giờ Ngọ) ngày 30 Tết, sau đó khấn Tổ Tiên và hưởng tết cùng với gia đình.

Lễ tạ mộ cuối năm như thế nào cho đúng?

Tùy thuộc vào phong tục từng vùng, từng nơi, từng gia đình mà lễ tạ mộ cuối năm có thể diễn ra theo quy mô gia đình hoặc là theo dòng họ. Những người con quanh năm xa nhà làm ăn thường trở về quê hương vào dịp trước Tết để tạ mộ và sum họp với gia đình. Đây là nghi lễ nhằm thể hiện lòng hiếu kính với người đạ khuất, là nghi thức để giáo dục con cháu đời sau về lòng hiếu thảo, nhớ về cội nguồn, tri ân các bậc tiền nhân.

Việc tạ mộ không chỉ là tạ “các cụ” nhà mình, mà cần phải tạ ơn cả các phật thánh, quan thần linh, bản địa và chư vị tôn thần… nơi mộ phận đã cho “các cụ” nương nhờ. Nhờ có vậy các cụ mới có thể thuận tiện dễ dàng ” đi về” mà phù hộ cho con cháu.

Tùy gia đình mà có thể cúng “hàn long mạch” phần mộ bằng nước ngũ vị, hàn the tưới quanh các ngôi mộ.

Khi đi lễ tạ mộ cần lưu tâm đến tất cả các cụ trong dòng họ : Ngoài các cụ gần đời mình (như cha mẹ, ông bà tới tam đại, tứ đại), cần quan tâm tới “các cụ cao hơn” (gọi là cao tằng tổ tỉ).

Đồng thời cũng nên “thăm hỏi” cả những phần mộ “xóm giềng” cạnh các cụ nữa. Đối với những ngôi mộ vô chủ cũng thắp cho họ nén hương.

Thời gian đi tạ mộ : Thường là vào tháng Chạp, các dòng họ sẽ tiến hành tạ mộ theo dòng tộc thường chọn một ngày trong tháng chạp để thực hiện nghi lễ này. Thân tộc cùng gặp mặt dịp cuối năm tại nhà thờ họ để cúng lễ, dọn dẹp và trang hoàng lại ban thờ tổ tiên chuẩn bị đón Tết. Tùy thuộc vào từng gia đình dòng họ thời gian được sắp xếp sao cho thuận lợi cho mọi người trong gia đình dòng họ. Thường lễ tạ mộ được diễn ra sau ngày Táo quân chầu trời và kéo dài tới 30 tháng chạp âm lịch, để kết hợp mời ông bà về ăn Tết vào trưa 30 Tết.

Những công việc chính trong lễ tạ mộ cần chuẩn bị 

  • Dọn dẹp, cắt cỏ, sửa sang, đắp thêm đất
  • Chuẩn bị bài cúng văn khấn lễ tạ mộ cuối năm
  • Chuẩn bị lễ cúng : Xôi, gà, quần áo mã, hoa quả nhang đèn trầu cau.

Một số lưu ý khi Tạ Mộ cuối năm

Trong tường hợp thấy mộ có hiện tượng sạt, lún, mối đùn, sập mộ thì theo phần tục cần mời thầy cúng hay thầy địa lý về xem để có phương án tốt nhất.

Theo tài liệu sách Táng Kinh, thì nếu mộ phần gặp phải những điều sau thì cần cải tạo sớm. Tuy chưa có căn cứ khoa học nào chứng minh nhưng cũng là cách củng cố niềm tin và giúp bản thân thanh thản.

– Mộ phần ở nơi trũng, thấp mà vô cớ nứt nẻ, bát hương vỡ nứt.

– Trong nhà có nam/ nữ hay gây điều tiếng; nhà có con cái ngỗ nghịch, hay ăn phải đồ độc, mắc bệnh điên cuồng, kiếp hại, hình trường.

– Nhân khẩu bất an, sự nghiệp thất bại, gia sản hao hụt.

– Mộ táng tại bát diệu sát, thủy khẩu chảy từ hoàng tuyền thủy (đại ý là nước chảy vào phần mộ).

Lễ tạ Mộ dịp cuối năm là nét đẹp văn hóa của người Việt thể hiện sự hiếu kính, nhớ ơn ông bà tổ tiên, cảm tạ thân linh thổ địa tại nơi mộ phần trú ngụ. Cũng là cái lễ đề mời ông bà ông vải về nhà ăn Tết.

 


Bài viết cùng chuyên mục

  • Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
  • Lời chúc tết người yêu cũ hay, mang nhiều ý nghĩa
  • Lời chúc tết cho vợ yêu tình cảm, ý nghĩa, gắn kết vợ chồng
  • Lời chúc tết khách hàng hay ý nghĩa, tăng thêm gắn kết
  • Lời chúc tết cho anh trai hay và hài hước năm 2024
Thư viện tổng hợp
Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
Văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ ngày cuối năm chuẩn nhất
Tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa, nội dung của Bát Nhã Tâm Kinh
Nữ xông nhà có được không? Có bầu xông đất tốt hay xấu
Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
Tử vi tháng 12/2021 của 12 con giáp chi tiết, đầy đủ nhất
Đặt câu hỏi
  • Hình thức tư vấn
  • Online
  • Mail
|
Tu vi