$nbsp;
20-02-2019 14:21

Cúng Tết Hàn Thực là nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân Việt. Trong ngày này, mọi gia đình chuẩn bị mâm lễ cúng thịnh soạn để dâng các vị thần linh và gia tiên, thể hiện lòng thành. Cùng xemboi.com.vn tìm hiểu mâm lễ cúng truyền thống bao gồm những món gì trong ngày này nhé.

Mâm cỗ trong ngày Tết Hàn Thực truyền thống bao gồm những món gì? 

Tết Hàn thực (diễn ra vào ngày 3/3 âm lịch hàng năm) là một trong những ngày Tết chính của người Việt ta. Ngày Tết này có nguồn gốc từ một câu chuyện thời nhà Tấn ở Trung Quốc khi Tấn Văn Công không may đốt rừng thiêu chết trung thần phò tá mình 19 năm trời – Giới Tử Thôi.

Mâm cỗ trong ngày Tết Hàn Thực truyền thống bao gồm những món gì?

Để tưởng nhớ Thôi, vua Tấn ban lệnh 3/3 – 5/3 (âm lịch), dân chúng không được đốt lửa, chỉ được phép dùng đồ nguội làm lương thực.

Món bánh trôi, bánh chay được người Việt sáng tạo ra sau này. Món bánh mang ý nghĩa tượng trưng cho đồ nguội để dâng lên trời đất, tổ tiên chứ cũng không hề liên quan đến điển tích cũ. Vì vậy người Việt thường gọi ngày mùng 3/3 âm lịch là tết bánh trôi – bánh chay.

Món bánh trôi, bánh chay

Banh trôi, bánh chay là hai món ăn không thể thiếu trong mâm lễ cúng Tết Hàn Thực. Theo nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh, số lượng bánh trôi, bánh chay “chuẩn” nhất trong mâm cúng là 5 hoặc 3 bát bánh trôi, 3 hoặc 5 bát bánh chay.

Mâm cỗ trong ngày Tết Hàn Thực truyền thống bao gôm những món gì?

Mâm cỗ trong ngày Tết Hàn Thực truyền thống bao gồm những món gì?

Trầu cau, hương nhang, hoa tươi

Đối với người Việt Nam, Tết Hàn Thực còn được xem là ngày lễ hướng về tổ tiên, cội nguồn. Cũng bởi đây là mâm cúng  ngày lễ Tết nên không thể thiếu hương nhang, hoa tươi, cau trầu,… trên ban thờ thần linh, gia tiên. Tùy theo từng gia đình mà các bạn có thể bày biện thêm 1 đĩa quả để mâm cúng được đầy đặn và tươm tất nhất.

Tết Hàn Thực vẫn được xem là ngày lễ Tết quan trọng trong truyền thống văn hóa phong tục Việt. Không chỉ là dịp để con cháu nhớ về tổ tiên, thể hiện lòng thành kính với tổ tiên mà còn là dịp để các gia đình sum vầy bên nhau, các bà các mẹ dạy em nhỏ nặn bánh từ bột gạo nếp thơm dẻo, để truyền thống tốt đẹp của dân tộc được truyền mãi về sau.

Nước sạch

Trong mọi lễ cúng Phật hoặc gia tiên, ly nước sạch đều không thể thiếu trên bàn thờ. Ly nước tượng trưng cho tâm thuần khiết, trong sáng của gia chủ. Nhìn ly nước để biết: “Tâm của ta có thanh tịnh như nước hay không?”. Ly nước sẽ giúp chúng ta soi lương tâm của mình có trong sáng, lương thiện hay không.

Mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả cũng không thể thiếu trên ban thờ gia tiên. Trên mâm cúng bao gồm 5 loại quả khác nhau, tươi, đẹp, không dập thối. Tùy từng mùa, gia chủ chọn 5 quả có màu sắc khác nhau như màu xanh, đỏ, vàng, tím,… để đại diện cho ngũ hành, dâng cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành.

Văn khấn Tết Hàn Thực theo bài văn khấn cổ truyền Việt Nam

“Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là:………..

Ngụ tại:………………………

Hôm nay là ngày……………………….. gặp tiết Hàn Thực, tín chủ chúng con cảm nghĩ thâm ân trời đất, chư vị Tôn thần, nhớ đức cù lao Tiên tổ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………… cúi xin thương xót con cháu giáng về linh chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận…

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!”


Bài viết cùng chuyên mục

  • Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
  • Lời chúc tết người yêu cũ hay, mang nhiều ý nghĩa
  • Lời chúc tết cho vợ yêu tình cảm, ý nghĩa, gắn kết vợ chồng
  • Lời chúc tết khách hàng hay ý nghĩa, tăng thêm gắn kết
  • Lời chúc tết cho anh trai hay và hài hước năm 2024
Thư viện tổng hợp
Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
Văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ ngày cuối năm chuẩn nhất
Tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa, nội dung của Bát Nhã Tâm Kinh
Nữ xông nhà có được không? Có bầu xông đất tốt hay xấu
Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
Tử vi tháng 12/2021 của 12 con giáp chi tiết, đầy đủ nhất
Đặt câu hỏi
  • Hình thức tư vấn
  • Online
  • Mail
|
Tu vi