$nbsp;
09-01-2019 18:40

Ngày Nguyệt Kỵ là ngày gì, những điều chưa biết về ngày mùng 5, 14, 23, Những điều kiêng kỵ trong ngày Nguyệt Kỵ là gì ? Hãy cùng xemboi.com.vn tìm hiểu thông tin chi tiết. 

Ngày Nguyệt Kỵ  là ngày gì?

Ngày Nguyệt Kỵ theo sách lịch Trung Quốc là ba ngày 05, 14, 23 trong mỗi tháng. Theo nhiều chuyên gia phong thủy thì 3 ngày : “Mùng năm, mười bốn, hai ba, đi chơi cũng thiệt huống là đi buôn” đã có từ rất lâu. Trên thực tế chúng ta dễ thấy từ xưa đến nay nhiều người khi làm những việc hệ trọng như ăn hỏi, cưới xin, xuất hành, động thổ đều chọn ngày lành tháng tốt… Trước là trọn vẹn niềm tin về tâm linh, sau là yên tâm tư tưởng để tiến hành công việc. Vì thế, ít khi người ta chọn các ngày mùng 5, 14, 23 (âm lịch) này để ra đường, đi mua sắm hay khởi hành công việc,…

Nguồn gốc của ngày Nguyệt Kỵ

Ngày nguyệt Kỵ là ngày gì

Ngày nguyệt Kỵ là ngày gì

Theo dân gian Nguồn gốc của ngày Nguyệt Kỵ được ghi chép lại thì đây là ngày ở Trung cung (ngôi Trung Ương ở Hà Đồ Trung Quốc) mà Trung cung lại là ngôi vua và lấy số 5 làm biểu hiệu. Còn số 9 là cửu cung. Đếm từ 1 đến 5 thì số 5 nhập vào Trung cung, rồi cộng thêm vào số cửu cung (tức là số 9) nữa thì được 14 cũng nhập vào Trung cung, cộng thêm số 9 nữa thì được 23 cũng lại nhập Trung cung nữa. Như vậy là ba lần đều nhập Trung ương (mùng 5, 14, 23).

Ngôi Huỳnh sát là hung sát ở Trung ương (trung cung), mà Thái Tuế (ngôi vua) lại chồng lên ngôi Huỳnh sát, cho nên kẻ dưới phải tránh người trên. Nếu không tránh mà phạm tới bề trên phải gặp hung lai.

Ngoài ra, các ngày 5, 14, 23 cộng lại đều bằng 5 (cụ thể là: ngày mùng 5, ngày 14 gồm 1 + 4 = 5, ngày 23 gồm 2 + 3 = 5), bởi vậy dân gian thường gọi đây là ngày “nửa đời, nửa đoạn” có làm gì cững chỉ là nửa chừng, vất vả khó mà đạt được mực tiêu. Cũng theo kinh nghiệm của người xưa đây là những ngày ”con nước” (tức là ngày triều cường, thường sinh ra những dòng hải lưu bất thường gây nguy hiểm cho thuyền bè). Theo đó, những ngày này thường đem đến xui xẻo cho mọi người nhất là khi đi xa, do người xưa chủ yếu đi lại bằng đường thủy.

Ngày Nguyệt Kỵ ở góc độ khoa học

Dưới cái nhìn của khoa học thì vào những ngày trên, con người bị tác động mạnh nhất của lực tương hỗ với mặt trăng. Nó làm ảnh hưởng tới sức khỏe, thần kinh dễ làm con người mất tự chủ dễ xảy ra sai lầm trong tính toán, hành động.

Đã có nghiên cứu về hiện tượng gia tăng tai nạn, rủi ro vào trung tuần trăng. Và cũng vào những ngày trên chó sói thường tru gọi bầy, chó nhà thường hay ”cắn hóng”. Đặc biệt nhất là ngày 5 tháng 5 (trùng lặp Ngũ hoàng thổ), người ta thường nói “nen nét như rắn mùng 5”.

Vào ngày này rắn không ra khỏi mà bởi vì thời gian đó phương lực ly tâm từ Trái Đất kết hợp với lực hấp dẫn từ Mặt Trăng, hướng tâm từ Mặt Trời và vũ trụ không bình thường gây cho rắn run sợ, ù tai, hoa mắt không dám ra ngoài. Tương truyền ai chặt được đầu rắn mùng 5 ra đường sẽ gặp nhiều may mắn.

Những điều kiêng kỵ trong ngày Nguyệt Kỵ

Như đã trình bày ở trên, thì trong ngày Nguyệt Kỵ bạn không nên tiến hành bất cứ việc trọng đại nào cả. Các việc từ ăn chơi, làm ăn, cưới gả, làm nhà,… mà tiến hành trong ngày này đều không mang lại kết quả tốt đẹp. Đặc biệt các việc như đi thuyền, con nước thì càng phải kiêng, kẻo mang họa về với mình. Chúng tôi cũng nhận được câu hỏi rằng nếu sinh con vào ngày Nguyệt Kỵ thì sẽ thế nào.

Nhìn chung thì ngày này là ngày bách kỵ, tức là tất cả đều xấu. Nhưng số phận đứa trẻ ra đời còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như giờ sinh, phút sinh, phúc phận của tổ tiên tạo dựng,… Thế nên nếu ai sinh con vào ngày này thì cũng không nên lo lắng, hãy tập trung cho sức khỏe của mẹ và bé là việc quan trọng nhất.

Ngày nay, cuộc sống hiện đại cởi mở, nhiều người không còn đặt nặng vào tục kiêng kỵ như trước đây. Với mọi người, mùng 5, 14, 23 cũng là một ngày bình thường và nhiều người vẫn chọn để làm những việc quan trọng. Và thực tế cuộc sống cho thấy rằng, không phải cứ câu dân gian nào cũng áp dụng vào đời sống hiện đại, nhất là lại áp dụng máy móc lại càng không hợp.

 

Bài viết cùng chuyên mục

Thư viện tổng hợp
Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
Văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ ngày cuối năm chuẩn nhất
Tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa, nội dung của Bát Nhã Tâm Kinh
Nữ xông nhà có được không? Có bầu xông đất tốt hay xấu
Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
Tử vi tháng 12/2021 của 12 con giáp chi tiết, đầy đủ nhất
Đặt câu hỏi
  • Hình thức tư vấn
  • Online
  • Mail
|
Tu vi