$nbsp;
25-07-2019 11:37

Nhiều người tin rằng vào tháng 7 âm lịch là tháng mở cửa để quỷ hoành hành vì vậy nên họ phải cúng rằm tháng 7. Cũng vì lẽ đó nên mới có tục cúng cô hồn và lễ Vu Lan trong tháng này.

Tục ngày xưa cho rằng tháng 7 sẽ mở cửa địa ngục để xá tội vong nhân, hồn người chết ở cõi âm được trở về gặp người sống ở cõi dương gian. Do vậy nên việc cúng cô hồn là một hoạt động mang tính chất tâm linh rất phổ biến tại Việt Nam. Việc cúng cố hồn là bố thí cho chúng sinh đang đói khát vì vậy nên mới có tháng cúng cô hồn. Hãy cùng xemboi.com.vn đi tìm hiểu rõ hơn về nguồn gốc tháng cúng cô hồ và lễ Vu Lan nhé.

rằm tháng 7

tục cúng cô hồn và lễ Vu Lan

Nguồn gốc của tục cúng cô hồn và lễ Vu Lan trong rằm tháng 7 âm lịch

Nguồn gốc của tục cúng cô hồn

Theo lời của Đại đức Thích Nhật Thiện, ban trụ trì chùa Giác Ngộ tại quận 10, TPHCM cho biết, tục cúng cô hồn có nguồn gốc từ Trung Quốc chứ không phải từ Việt Nam. Ở bên Phật tử của Trung Hoa gọi lễ cúng cô hồn mà người Việt vẫn truyền miệng nhau là lễ “phóng diệm khẩu” , được hiểu theo nghĩa cúng bố thí và cầu nguyện cho loài quỷ đói miệng lửa. Tuy nhiên khi du nhập sang Việt Nam thì dân gian đã gọi nó theo một cách dễ hiểu hơn đó là lễ “cúng cô hồn”. Tên gọi khác nhau nhưng ý nghĩa cũng giống nhau và đều cúng vào tháng 7.

Tục cúng cô hồn này có liên quan đến một câu chuyện một người đàn ông tên là A Nan Đà với một con quỷ miệng lửa. Tương truyền rằng, trong một buổi tối ông A Nan đang ngồi trong tịnh thất thì thấy một con ngạ quỷ thân thể khô gầy, cổ nhỏ mà dài, miệng nhả ra lửa bước vào. Quỷ cho biết rằng ba ngày sau, A Nan sẽ chết và sẽ luân hồi vào cõi ngạ quỷ miệng lửa, mặt cháy đen như nó.

A Nan sợ quá, bèn nhờ quỷ bày cho phương cách tránh khỏi khổ đồ. Quỷ đói nói: “Ngày mai ông phải thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc thức ăn, và soạn lễ cúng dường Tam Bảo thì ông sẽ được tăng thọ, còn tôi sẽ được sinh về cõi trên”.

A Nan đem chuyện bạch với Ðức Phật. Đức Phật bèn cho bài chú gọi là “Cứu bạt diệm khẩu ngạ quỷ Ðà La Ni”. A Nan đem tụng trong lễ cúng và được thêm phúc thọ…

Cũng theo đó tục cúng cô hồn bắt nguồn từ sự tích này nên ngày nay vẫn có nhiều người gọi cúng cô hồn và phóng diệm khẩu. Tuy nhiên, sau này lễ cúng cô hồn được hiểu theo nghĩa rộng hơn đó là xóa tội vong nhân hoặc cúng thí cho những cô hồn không có ai cúng bái.

Khác với ở Việt Nam khi kéo dài 1 tháng cô hồn thì ở Trung Quốc người ta chỉ thực hiện vào một ngày đó là ngày 14/7 âm lịch. Mặt khác dân gian còn gọi tháng bảy là “tháng cô hồn” không đem lại may mắn nên người ta thường tránh khởi sự làm ăn mua bán xây nhà trong thời gian này.

Nguồn gốc của lễ Vu Lan

Trong tháng 7 có 2 lễ lớn đó là lễ cúng cô hồn và lễ Vu Lan báo hiếu. Hai lễ này hoàn toàn khác nhau nhưng nó đều xảy ra trong tháng 7 này. Khác với lễ cúng cô hồn thì lễ Vu Lan để báo hiếu ông bà cha mẹ trong gia đình.

rằm tháng 7

Nguồn gốc của lễ Vu Lan

Lễ Vu Lan gắn với tích về Mục Kiền Liên, người hầu của Đức Phật, là một vị tôn giả tu luyện được nhiều phép thần thông. Vì tưởng nhớ mẹ nên một ngày nọ Mục Kiền Liên dùng đôi mắt thần nhìn xuống địa ngục, thấy mẹ là bà Thanh Đề bị Diêm Vương đày làm quỷ đói do kiếp trước gây nhiều nghiệp ác. Thương mẹ nên ông dùng phép thuật xuống địa ngục để mang cơm dâng cho người. Bà Thanh Đề do lâu ngày nhịn đói nên khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình vì sợ các cô hồn khác đến tranh. Vì còn tính “tham sân si” nên khi bà đưa bát lên miệng, thức ăn đã hóa thành lửa đỏ không thể ăn được. Đau xót khi chứng kiến cảnh này, Kiền Liên cầu xin Đức Phật giúp mình cứu mẹ.

Đức Phật dạy ông rằng một mình con không thể cứu được mẹ do ác nghiệp của bà quá nặng, chỉ còn cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong thành công. Vào ngày rằm tháng bảy, nhân lúc chư tăng mãn hạ (sau 3 tháng an cư kiết hạ) thì sửa một cái lễ đặt vào trong chiếc chậu để dâng cúng và thành khẩn cầu xin mới có thể cứu rỗi vong nhân khỏi địa ngục tăm tối. Mục Kiền Liên thành tâm làm theo lời Phật dạy, không những cứu được mẹ mà còn giải thoát được tất cả vong hồn bị giam cầm ở âm cung.

Ngoài ý nghĩa “mùa hiếu hạnh” của tháng 7, nó còn trở thành tháng “xá tội vong nhân nữa”. Trong những ngày này người dân thường lập dàn cầu siêu hoặc cúng thí thức ăn cho các cô hồn để mong họ phù hộ cho mình chứ không cho họ đi quấy nhiễu nhân gian nữa.

Dù nguồn gốc của 2 mùa lễ trong tháng 7 này khác nhau nhưng theo phong tục Việt Nam thì cả hai lễ cúng lớn trong tháng 7 đều chứa đựng ý nghĩa nhân văn cao cả, đó là đề cao việc báo hiếu và làm phúc bố thí.

 

,

Bài viết cùng chuyên mục

  • Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
  • Lời chúc tết người yêu cũ hay, mang nhiều ý nghĩa
  • Lời chúc tết cho vợ yêu tình cảm, ý nghĩa, gắn kết vợ chồng
  • Lời chúc tết khách hàng hay ý nghĩa, tăng thêm gắn kết
  • Lời chúc tết cho anh trai hay và hài hước năm 2024
Thư viện tổng hợp
Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
Văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ ngày cuối năm chuẩn nhất
Tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa, nội dung của Bát Nhã Tâm Kinh
Nữ xông nhà có được không? Có bầu xông đất tốt hay xấu
Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
Tử vi tháng 12/2021 của 12 con giáp chi tiết, đầy đủ nhất
Đặt câu hỏi
  • Hình thức tư vấn
  • Online
  • Mail
|
Tu vi