23-08-2018 11:11
Tiết thanh minh thực chất là một trong 24 tiết khí trong năm và được người Phương Đông coi là một lễ tiết hàng năm. Thanh minh tuy không phải là cái Tết lớn, nhưng trong phong tục người việt lại gắn liền với đạo đức và bổn phận của con cháu. Vào ngày này con cháu thường có tục đi tảo mộ, thăm viếng ông bà tổ tiên, nhớ về nguồn cội.
Nguồn gốc của Tiết Thanh Minh
- Tiết Thanh minh thực chất là một khái niệm trong công tác lập lịch của các nước Phương Đông, và chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa cổ đại. Đây là một trong số 24 tiết khí trong năm theo lịch của các nước Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên…
- Rất nhiều người nhầm tưởng rằng Tiết Thanh Minh được tính theo chu kỳ của Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất vì lịch của Trung Quốc và Việt Nam cổ đại bị lầm tưởng là âm lịch thuần túy. Thế nhưng trên thực tế Trung Quốc cổ đại là một loại âm dương lịch nên nếu giải thích theo thuật ngữ của lịch hiện đại ngày nay (lịch Gregory) thì nó được tính theo vị trí của Trái Đất trong chu kỳ chuyển động trên quỹ đạo của mình xung quanh Mặt Trời.
- Nếu xem điểm xuân phân là gốc (kinh độ Mặt Trời bằng 0°) thì điểm diễn ra hay bắt đầu tiết Thanh minh là kinh độ Mặt Trời bằng 15°. Do vậy, tiết Thanh minh thực tế được tính theo cách tính của dương lịch hiện đại và nó thông thường bắt đầu vào ngày 4 hoặc 5 tháng 4 dương lịch tùy theo lịch của từng năm
- Theo quy ước, tiết thanh minh là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 4 hay 5 tháng 4 khi kết thúc tiết xuân phân và kết thúc vào khoảng ngày 20 hay 21 tháng 4 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết cốc vũ bắt đầu.
Ý nghĩa của ngày Tết Thanh Minh
- Với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, từ xa xưa Tết Thanh Minh đã trở thành ngày lễ quan trọng, thiêng liêng, đi sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam.
- Thanh Minh tuy không phải là ngày Tết lớn thế nhưng nó lại gắn liền với đạo đức và bổn phận của người Việt. Đây là bổn phận của con cháu tưởng nhớ tới công lao của tổ tiên, của những người đi trước. Đây được coi là ngày giỗ tổ chung để mọi người có dịp báo hiếu, trả nghĩa, gọi là bày tỏ lòng đền đáp phần nào ơn sinh thành, tạo dựng của tổ tiên.
- Thanh minh là tiết thứ năm trong “nhị thập tứ khí” và đã được người phương Đông coi là một lễ tiết hàng năm. Tiết Thanh Minh đến sau ngày Lập Xuân 45 ngày. Theo nghĩa đen, thanh là khí trong, còn minh là sáng sủa. Khi tiết Xuân phân qua, những cơn mưa bụi của trời xuân đã hết, bầu trời trở nên quang đãng, sáng sủa là sang Tiết Thanh Minh
- Ông bà ta xưa chọn Tiết Thanh Minh là thời điểm để đi cắt cỏ trên mộ và đắp đên lên mộ ( đi tảo mộ ). Bởi thời điểm này tiết trời chuyển sang ấm dần, mưa nhiều hơn và cây cỏ tốt lên, trùm lên mộ, có thể làm mộ sút lở nên cần phải cắt cỏ và tiến hành đắp thêm đất lên mộ. Đi tảo mộ vào tiết Thanh Minh cũng là dịp để nhớ về tổ tiên, những người thân đã khuất.
- Tiết Thanh Minh là ngày lễ mang tính nhân văn, nhân đạo, và mang tính chất tưởng niệm. Vậy nên không cần quá chú trọng tới việc phải có mâm cao cỗ đầy, hay phải cúng tiền vàng, giấy mã. Để nhớ tới người đã khuất quan trọng nhất là ở tấm lòng và sự chân thành
Tiết Thanh Minh năm 2018 vào ngày nào
- Theo lịch âm dương, tiết Thanh Minh năm 2018 bắt đầu từ ngày 5/4 dương lịch (20/2 âm lịch, thứ Năm) và kết thúc vào khoảng ngày 20/4 (5.3 âm lịch, thứ Sáu) khi tiết Cốc vũ bắt đầu. Như vậy, ngày Tết Thanh Minh năm Mậu Tuất 2018 sẽ là ngày 5/4/2018.
- Tiết thanh minh năm 2019 là ngày : Dương lịch ngày 8 tháng 5 năm 2019 nhằm ngày ngày 4 tháng 4 năm 2019 Âm Lịch – Nhằm ngày Ất Tỵ tháng Kỷ Tỵ năm Kỷ Hợi
Tục Tảo Mộ và dịp Tết Thanh Mình
- Nhân ngày Thanh minh, người dân các nước có nền văn hóa tương đồng và chịu ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa đều có tục đi tảo mộ gia tiên và làm lễ cúng gia tiên sau cuộc tảo mộ. Tảo Mộ chính là để sửa sang lại những ngôi mộ của tổ tiên cho được sạch sẽ.
- Nhân dịp Tiết Thanh Minh, người ta sẽ mang theo cuốc, xẻng để đắp lại mồ cho đầy đặn, rãy, nhổ cỏ dại và những cây mọc hoang trùm lên tránh những con vật hoang dã đạo hang làm tổ.
- Sau khi Tảo mộ, người nhà sẽ thắp nén nhang, đốt vàng mã hoặc đặt thêm bó hoa cho linh hồn người đã khuất. Trẻ em cũng được theo cha mẹ hay ông bà đi tảo mộ, trước là để biết dần những ngôi mộ của gia tiên, sau là để tập cho chúng sự kính trọng tổ tiên qua tục viếng mộ.
- Những người quanh năm đi làm ăn xa cũng thường trở về vào dịp này (có thể sớm hơn một, hai ngày vì nhiều lý do khác nhau) để tảo mộ gia tiên, đây cũng là dịp để nhà đình sum họp.
- Bên cạnh những ngôi mộ được trông nom, chăm sóc cẩn thận, cũng còn có những ngôi mộ vô chủ, không có người thăm viếng. Những người đi “tảo mộ” cũng thường cắm cho những ngôi mộ này một nén hương bày tỏ lòng thành.
Xưa kia tiết thanh minh còn là lễ đạp thanh, lễ dẫm chân lên cỏ bởi vào thời điểm này tiết trời bớt lạnh, cây cỏ hoa lá đâm trồi nảy lộc. Ngày nay, ở Việt Nam lễ hội này có lẽ không còn và ít được phổ biến, nhưng ở một số nơi như Trung Quốc thì lễ hội này vẫn còn được duy trì.
Bài viết cùng chuyên mục
Thư viện tổng hợp
Hỏi đáp, tư vấn phong thủy