$nbsp;
25-08-2020 18:05

Trung thu được tổ chức vào dịp Rằm tháng Tám Âm lịch, là ngày lễ của thiếu nhi. Mọi người cùng nhau rước đèn, múa lân, phá cỗ bánh kẹo, vui vẻ, hạnh phúc bên nhau. Cùng xemboi.com.vn tìm hiểu kỹ hơn về nguồn gốc, ý nghĩa Tết Trung thu qua bài viết này nhé.

Nguồn gốc ngày Tết trung thu

Người dân Trung Quốc lưu truyền rằng Tết Trung thu xuất hiện từ thời nhà Đường. Chuyện kể rằng vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch) dạo chơi vườn Ngự Uyển chính đêm rằm tháng Tám  (tinh theo âm lịch), trăng đêm ấy rất tròn và sáng. Nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ phép tiên La Công Viễn (tên khác là Diệp Pháp Thiện). Nhà vua được vị đạo sĩ dùng phép tiên đưa lên thưởng cảnh mỹ lệ chốn chung trăng. Ngài hân hoan thưởng thức bồng lai tiên cảnh tiên trong không gian, ánh sáng huyền ảo với các điệu múa thướt tha của các nàng tiên xiêm y lộng lẫy.




Nhà vua bị cảnh sắc tuyệt diệu nơi đây mê hoặc. Chẳng mấy chốc mà trời đã gần sáng, vị đạo sĩ nhắc nhà vui quay về với bao nhiêu tiếc nuối. Tới hoàng cung, nhà vua vẫn còn vấn vương tiên cảnh nên đã cho viết ra bài Khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến đêm rằm Trung thu (này 15 tháng 8 âm lịch hàng năm) lại ra cho người dân khắp cả nước mở tiệc ăn mừng, rước đèn phá cỗ.

Cứ đến ngày đó, nhà vua cùng Dương Quý Phi thưởng nguyệt ngắm trăng và nho nhã uống rượu, thưởng múa, hát để kỷ niệm ngày du ngoạn cung trăng diệu kỳ đáng nhớ. Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng tám Tết Trung thu trở thành phong tục của dân gian Trung Quốc.

Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Trung thu cổ truyền không phải ai cũng biết

Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Trung thu cổ truyền không phải ai cũng biết

Ở Việt Nam, tích cung trăng gắn liền với chú cuội và chị hằng. Chuyện kể rằng, thuở ấy một tiên nữ tên là Hằng Nga xinh đẹp và rất yêu trẻ con. Nàng mong muốn được xuống trần gian chơi cùng trẻ em nhưng tiên giới không cho phép. Khi Ngọc Hoàng tổ chức cuộc thi “Làm bánh ngày rằm”, Hằng Nga đã hóa xuống trần để học hỏi cách làm bánh. Tại đây, Hằng Nga gặp được Cuội – anh chàng chuyên gia nói dối. Cuội mách Hằng Nga cách bỏ tất cả mọi thứ trộn vào rồi nướng lên. Nhưng bất ngờ thay, khi chiếc bánh ra lò thơm phức, các em nhỏ ăn đều khen rất ngon. Hằng Nga trở về cung trăng và đem những chiếc bánh để dự thi. Nhưng vì Cuội lưu luyến không muốn rời xa Hằng Nga nên đã nắm lấy tay nàng và sức mạnh kì lạ đã kéo cả chàng cùng cây đa đầu làng lên tận cung trăng. Ngồi trên cây đa, Cuội có thể thấy bọn trẻ đang chơi đùa, nên nhớ nhà và chỉ biết ngồi khóc và buồn bã.

Hằng Nga đã giành giải nhất trong cuộc thi. Loại bánh ấy được lấy tên là bánh Trung thu. Nàng cầu xin Ngọc Hoàng cho phép nàng cùng chú Cuội được xuống trần gian chơi cùng các em nhỏ vào rằm tháng tám hàng năm. Ngọc Hoàng chuẩn lệnh, đặt tên cho ngày rằm tháng 8 âm lịch là “Tết Trung thu” – dịp tết vui chơi của các em nhỏ.

Ý nghĩa ngày Tết Trung thu

Theo văn hóa phong tục Việt, cứ vào ngày Tết Trung thu mọi người đều sắm sửa mâm cỗ lễ để cúng dường gia tiên. Tùy vào gia cảnh mỗi nhà mà mâm cỗ to hay nhỏ, mặn hay ngọt (thông thường là mâm cỗ ngọt với hoa quả, bánh kẹo). Không những vậy, trẻ con cũng được tụ tập rước đèn phá cỗ dưới đêm trăng.

Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Trung thu cổ truyền không phải ai cũng biết

Đến dịp Tết Trung thu, trẻ nhỏ khắp mọi nơi đều sắp cho mình một chiếc đèn nhỏ với hình thù bắt mắt như đèn ông sao, đèn thiên nga, đèn cá chép,… và thắp nến bên trong để cùng đi rước đèn dưới đêm trăng. Dù cho nhịp sống ngay nay đã hối hả và bận rộn hơn khá nhiều nên việc tự làm đèn đã ít còn nữa, nhưng các bạn nhỏ được bố mẹ cho những chiếc đèn đẹp và hiện đại hơn.

Vào đúng đêm 15.8 âm lịch, những bạn nhỏ sẽ được tập hợp, mang bên mình những chiếc đền lung linh, hình dáng đó cùng nhau đi khắp vùng để rước đèn dưới trăng. Bên cạnh đó, khắp mọi nơi đều tổ chức lễ phá cỗ ngập tràn tiếng cười và niềm hân hoan, hạnh phúc cho các em thiếu nhi. Đó thể hiện tình yêu thương, sự quan tâm của ông bà, bố mẹ, anh chị dành cho các bạn nhỏ, đồng thời giúp các bạn nhỏ tăng thêm sự giao lưu, tình đoàn kết, yêu thương lẫn nhau.

Đây cũng là dịp con cháu thể hiện lòng hiếu kính với cha mẹ, ông bà. Bởi vậy Trung thu còn được gọi là Tết đoàn viên trong lòng người dân Việt. Mỗi người con dù đi ngược về xuôi thì vẫn luôn cố gắng về đoàn tụ cùng gia đình vào mỗi dịp trung thu về.

Xem thêm bài viết: CÚNG ÔNG TÁO – BÀI VĂN KHẤN CÚNG ÔNG CÔNG ÔNG TÁO CHẦU TRỜI 23/12 ÂM LỊCH.

Bài viết cùng chuyên mục

  • Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
  • Lời chúc tết người yêu cũ hay, mang nhiều ý nghĩa
  • Lời chúc tết cho vợ yêu tình cảm, ý nghĩa, gắn kết vợ chồng
  • Lời chúc tết khách hàng hay ý nghĩa, tăng thêm gắn kết
  • Lời chúc tết cho anh trai hay và hài hước năm 2024
Thư viện tổng hợp
Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
Văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ ngày cuối năm chuẩn nhất
Tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa, nội dung của Bát Nhã Tâm Kinh
Nữ xông nhà có được không? Có bầu xông đất tốt hay xấu
Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
Tử vi tháng 12/2021 của 12 con giáp chi tiết, đầy đủ nhất
Đặt câu hỏi
  • Hình thức tư vấn
  • Online
  • Mail
|
Tu vi