$nbsp;
21-12-2018 10:47

Ngưu Lang Chức Nữ là ai, vì sao gọi ngày mùng 7 tháng 7 âm lịch là ngày Ngưu Lang Chức Nữ, theo phong tục dân gian, người ta thường làm gì trong ngày này. Hãy cùng xemboi.com.vn tìm hiểu.

Nếu Phương Tây có ngày Valentine nổi tiếng khắp thế giới ngày để nói về tình yêu, thì các nước phương Đông lại có ngày Thất Tịch hay còn gọi là ngày Ngưu Lang Chức Nữ. Vậy đó là ngày nào trong năm có ý nghĩa gì hãy cùng tìm hiểu chi tiết.

Ngày Ngưu Lang Chức Nữ là ngày nào ?

“Gió thu hiu hiu thổi, Ngân hà một dải chia đôi, mối tình thiên thượng nhân gian, câu chuyện Thất tịch truyền ngàn năm qua. Tấm lòng son sắt bao la, Thất tịch tình ấy đã qua bao đời… ”

Qua câu nói trên có thể thấy ngày Ngưu Lang Chức Nữ ở các nước phương Đông ròi vào ngày 7 tháng 7 âm lịch hàng nưm. Vào khoảng thời gian này thời tiết thường mưa để báo hiệu cho một ngày lễ truyền thống nhằm ca ngợi tình yêu nam nữ. Tháng 7 mưa ngâu

Nguồn gốc ngày Ngưu Lang Chức Nức mùng 7/7 âm lịch hàng năm 

Ngày Ngưu Lang Chức Nữ còn có nhiều tên gọi khác nhau như là : Ngày Thất Tịch, Khất Xảo Tiết, Thất Tỷ Đán, Xảo Tịch. Tại Việt Nam theo phong tục dân gian ngày này còn có cái tên khác nữa là ngày ông Ngâu, bà Ngâu. Đây là một ngày lễ có nguồn gốc xa xưa mà người Hoa đem tới Việt Nam trong quá trình di dân của mình, xoay quanh ngày lễ này có rất nhiều những câu chuyện khác nhau kể về tình yêu đặc biệt này.

Ngưu Lang Chức Nữ

Ngưu Lang Chức Nữ

Câu chuyện thứ nhất

Chuyện kể rằng có một chàng chăn trâu nghèo rất tốt bụng hiền lành có tên Ngưu Lang, và một co tiên xinh đẹp tên Chức Nữ – đây chính là con gái út của Ngọc Hoàng và Tây Vương Mẫu.  Ngưu Lang vì quá si mê nhan sác của Chức Nữ nên đã đem giấu bộ xiêm y của Chức Nữ nhân một lần nàng xuống trần gian, khiến cô không thể bay về trời được. Chức Nữ vì cảm mến tình cảm của chàng chăn trâu nghèo đã đồng ý ở lại kết duyên trăm năm với chàng. Họ sống bên nhau hạnh phúc và có 2 người con. Thế nhưng chẳng bao lâu thì Tây Vương Mẫu biết chuyện đã nổi giận lôi đình, sai thiên binh thiên tướng tới bắt nàng về trời.

Ngưu Lang vì quá yêu thương vợ đã cùng hai còn theo vợ lên trời. Thế nhưng khi hai người đã gần chạm được vào nhau thì Tây Vương Mẫu đã dùng cây trâm của mình vạch giữa họ một đường thẳng sau đó hóa thành dòng song ngăn cách hai người. Họ ngày ngày ngôi ở hai bên bờ sông trông ngóng và hi vọng có thể được về với nhau.

Chứng kiến tình cảm mặn nồng giữa hai người, Tây Vương Mẫu đã động lòng và sai Thái Bạch Kim Tinh truyền lệnh 7 ngày sẽ có thể gặp nhau 1 lần. Nhưng vì tuổi cao nên khi truyền lệnh của Tây Vương Mẫu, ông đã nói nhầm thành một năm gặp nhau 1 lần vào ngày mùng 7 tháng 7. Và như thế, vào ngày này họ được gặp nhau trên cầu Ô Thước, nước mắt mừng vui khi gặp được nhau của họ đã rơi xuống trần gian tạo thành những cơn mưa, và được gọi là mưa ngâu.

Câu chuyện thứ 2

Chuyện kể về một người con gái của Ngọc Hoàng có tên là Chức Nữ – đây là một cô gái xinh đẹp, đoan trang, cô sống ở phía Đông của dòng Ngân Hà, có tài dệt vài rất tuyệt vời. Hàng năm cô đều chăm chỉ bên khung cửi, dệt thành những bộ thiên y mỹ miều, trông rất đẹp mắt. Ngọc Hoàng vì thương con gái một mình cô độc đã hứa gẳ nàng cho chàng chăn trâu tên Ngưu Lang ở phía Tây sông Ngân Hà.

Sau khi kết thành gia thất, Chức Nữ suốt ngày chỉ chìm đắm trong tình vương vấn, vì yêu thương bó buộc mà không còn tâm trí để dệt vải. Không còn là nàng Chức Nữ cần mẫn khi xưa chăm chỉ dệt nên những bộ xiêm y hoa lệ trên cung đình. Nàng chẳng khác chi Tiên nữ trên thiên thượng bị rớt xuống cõi nhân gian. Điều đó khiên Ngọc Hoàng phẫn nỗ, trách mắng và hạ lệnh cho nàng phải quay về phía Đông của dòng sông Thiên Hà. Ngài ra lệnh chỉ cho phép hai người được gặp nhau mỗi năm một lần. Họ gặp nhau vào ngày mùng 7/7 âm lịch hàng năm, ở cầu Ô Thước.

Ngưu Lang Chức Nữ

Ngưu Lang Chức Nữ

Cầu Ô Thước

Cầu ô thước trong những giai thoại về Ngưu Lang Chức Nữ cũng có rất nhiều truyền thuyết.

Có một truyền thuyết kể rằng : Để cho Ngưu Lang và Chức Nữ có thể gặp nhau trong ngày 7/7 âm lịch, Ngọc Hoang đã nhờ những người thợ mộc dưới trần gian xây dựng. Tuy nhiên trong lúc làm, họ lại không chú tâm chỉ suốt ngày lo cãi cọ khiến cây cầu chậm tiến độ hơn so với thời gian quy định. Ngọc Hoàng vì tức giận đã biến họ thành những con quạ và phải xếp thành cầu để Chàng Ngưu và Nàng Chức đi sang gặp nhau.

Thế nhưng những con quạ ấy vẫn cứ đánh nhau chí chóe, khiến cho hai vợ chồng chàng Ngưu không đến được với nhau. Ngọc Hoàng ra lệnh nhổ hết lông ở trên đầu của chúng. Vì thế mà đến tận bây giờ vào đầu tháng bảy âm lịch chúng ta có thể thấy rất nhiều con quạ bay trên bầu trời và trên đầu của chúng mùa này đều rụng hết lông.

Cũng có một câu chuyện khác về cầu Ô Thước này đó là Ngọc Hoàng đã sai con chim Ô Thước trên thiên đình biến thành cây cầu để vợ chồng Ngưu Lang, Chức Nữ có thể gặp nhau.

Ngưu Lang Chức Nữ

Ý nghĩa ngày Ngưu Lang Chức Nữ

Ngày 7/7 âm lịch hàng năm tại các nước Châu Á được chọn làm ngày Tình Yêu. Ngày Ngưu Lang Chức Nữ là câu chuyện đại diện cho tình yêu vĩnh cửu, tuy xa cách nhưng luôn nhớ về nhau. Có người nói mưa ngâu trong ngày Thất Tịch là những giọt nước mắt hạnh phúc đoàn tụ, có người nói đó là những giọt nước mắt của trời vì thương cảm họ.
Tùy thuộc vào từng quốc gia ngày lễ này còn có những tên gọi khác nhau

Tại Trung Quốc, ngày này được gọi là Lễ hội Qixi. Nhật Bản có Tanabata. Lễ hội Chilseok ở Hàn Quốc. Còn khi du nhập vào Việt Nam nó thành Ngày Thất tịch. Hoặc nó cũng có một vài cái tên khác nữa như “Ngày của những số 7” , “Lễ hội của những cô con gái”, “Ngày sinh nhật của nàng tiên thứ 7”, “Ngày của những kĩ năng” hoặc “lễ hội Chim Ô Thước”.

Những việc thường làm trong ngày Ngưu Lang Chức Nữ 

Cắc cặp đôi thường đến chùa làm lễ ước nguyện cho tình yêu của mình mãi mãi, thủy chung, son sắt.

Và vào ngày Thất Tịch, chòm sao Chức Nữ sẽ rất sáng, bởi vậy các cặp đôi sẽ cùng nhau ngắm sao và tin rằng sẽ bên nhau mãi mãi.

Vì Chức Nữ là người đảm đang khéo léo nên có nhiều cô gái chưa chồng sẽ cầu nguyện cho Chức Nữ. Với mong muốn sẽ có được đôi bàn tay khéo léo trong công việc nữ công gia chánh, đặc biệt là thêu thùa dệt vải.

Đây được coi là ngày lễ tình nhân của phương Đông nên thật đặc biệt khi bạn cùng người ấy của mình có thể bên nhau. Hai bạn có thể đi dạo chơi trên các con phố, cùng nhau vào chùa làm lễ hay ngồi ngắm sao. Thật lãng mạn!

Ngưu Lang Chức Nữ

Cầu Ô Thước được tạo thành bởi những con quạ

Những việc không nên làm ngày Ngưu Lang Chức Nữ

Theo tâm linh, trong ngày Thất Tịch, mọi người không nên làm hai việc sau đó là hôn nhân và làm nhà.

Người ta kiên không cưới vào ngày 7/7 âm lịch, không gặp nhau nói chuyện về cưới hỏi. Bởi họ quan niệm, dù Ngưu Lang và Chức Nữ rất yêu nhau nhưng họ vẫn không thể trở thành một đôi vợ chồng hạnh phúc. Bởi vì một năm họ chỉ có thể gặp nhau một lần trong ngày Thất Tịch duy nhất của năm. Thêm nữa thời gian này thời tiết thường hay mữa nên không tiện cho cả hai bên.

Còn về làm nhà, do mọi người quan niệm, trong tháng bảy âm đó còn có ngày Rằm tháng 7 – ngày xá tội vong nhân. Các vong nhân sẽ đi khắp nơi, làm nhà sẽ gây ảnh hướng đến phần âm trạch của gia đình đó. Và cũng một phần do thời tiết, thời tiết mưa nhiều cũng làm ảnh hưởng đến tiến trình thi công.

Mâm cỗ ngày Ngưu Lang Chức Nữ

Ý nghĩa mâm cỗ ngày Ngưu Lang Chức Nữ

Đây là phong tục bắt nguồn từ Trung Quốc, nhưng có một số nơi tại Việt Nam, mọi người cũng rất nô nức chờ ngày lễ này nhưng cũng có các cách thể hiện khác nhau tùy vào bản sắc dân tộc ở mỗi nơi.

Mâm cỗ ngày Ngư Lang Chức Nữ

Mâm cỗ thường được cúng vào buổi tối, bởi vì Ngưu Lang, Chức Nữ là những vị thần được nhân cách hóa từ tín ngưỡng thờ các hiện tượng tự nhiên của người xưa, trong trường hợp này chính là tín ngưỡng thờ sao Ngưu Lang và sao Chức Nữ. Mà muốn thấy được các vì sao thì thời điểm thích hợp nhất chính là vào buổi tối.

Họ dâng mâm cỗ lên cúng với hy vọng Chức Nữ ban phát sự khéo tay của mình đến các cô gái, còn Ngưu Lang sẽ tặng cho các chàng trai sự khỏe mạnh của mình. Và cũng nhân đó cầu mong cho chuyện tình duyên của các cô gái chàng trai được suôn sẻ cũng như những người còn độc thân mau chóng tìm được một nửa của đời mình

Mâm lễ gồm những gì?

Mâm cỗ thường bao gồm: hoa quả tuổi

Một số đồ lễ rất đặc trưng riêng cho ngày này:

Lá mạ non: đây là lễ vật đặc sắc trong ngày Ngưu Lang Chức Nữ. Những bó mạ xanh sẽ được bày bán ở nhiều các chợ, bọc xung quanh là các giấy đỏ. Bởi quan niệm dân gian cho rằng bó lá mạ non này sau ngày cúng sẽ được đem đi phơi khô để dành. Khi trẻ em trong gia đình không được khỏe sẽ dùng nó để nấu nước cho bé uống để cầu mong cho bé mau mạnh khỏe.

 

Bài viết cùng chuyên mục

  • Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
  • Lời chúc tết người yêu cũ hay, mang nhiều ý nghĩa
  • Lời chúc tết cho vợ yêu tình cảm, ý nghĩa, gắn kết vợ chồng
  • Lời chúc tết khách hàng hay ý nghĩa, tăng thêm gắn kết
  • Lời chúc tết cho anh trai hay và hài hước năm 2024
Thư viện tổng hợp
Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
Văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ ngày cuối năm chuẩn nhất
Tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa, nội dung của Bát Nhã Tâm Kinh
Nữ xông nhà có được không? Có bầu xông đất tốt hay xấu
Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
Tử vi tháng 12/2021 của 12 con giáp chi tiết, đầy đủ nhất
Đặt câu hỏi
  • Hình thức tư vấn
  • Online
  • Mail
|
Tu vi