$nbsp;
06-12-2018 11:36

Đi lễ chùa đầu năm là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam. Khởi xuất từ tấm lòng thành kính dâng lên Phật, cũng như những mong muốn từ tâm cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến với người thân. Cùng xemboi.com.vn tìm hiểu một số lưu ý khi đi lễ chùa đầu năm độc giả có thể tham khảo để cả năm may mắn

Những điều cần biết khi đi lễ chùa đầu năm 

Trang phục khi đi lễ chùa đầu năm

Khi để lễ Chùa bạn nên lựa chọn những loại trang phục lịch sự, kín đâó, tránh mặc những bộ trang phục lòe loẹt, hở hang, đối với những bạn nữ thì không nên mặc váy, quần quá ngắn sẽ gây phản cảm bởi quang cảnh Chùa được coi là nơi thanh tịnh, nơi thờ Phật.

Trang phục tới lễ Chùa cần nhã nhặn, kín đáo, không mặc đồ xuyên thấu, khêu gợi… bởi theo Phật Giáo việc ăn mặc không đúng với chuẩn mực tức là vừa phạm giới uế tạp Phật đường, lại vừa phạm giới bất kính, dù người đó có mất công thờ cúng cũng không có ích gì.

Một lưu ý nhỏ khác, nhiều đền chùa có quy định phải tháo bỏ giày dép trước khi vào sắp lễ nên bạn hãy chọn những đôi giày đơn giản, dễ tháo, dễ đi.

Lễ chùa đầu năm những điều cần lưu ý

Lễ chùa đầu năm những điều cần lưu ý

Nguyên tắc ra-vào chùa

Khi vào Chùa lễ Phật nguyên tắc đi là khi đi qua cổng Tam quan vào chùa nên đi vào cửa Giả quan (bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái).

Vị trí của Trung Quan (cửa chính giữa) chỉ dành cho Thiên tử, bậc cao tăng, bậc khoa bảng đi vào chùa và đi ra cũng theo cửa này. Chúc ý không được giẫm lên bậu cửa mà phải bước qua.

Tiền công đức

Theo phong tục thì mỗi khi đi lễ chùa, người dân thường tiến hành quyên góp một khoản công đức. Đây là việc làm rất tốt tuy nhiên ngay này ở nhiều nơi việc công đức đang dần trở thành biến tướng. Không khó để bắt gạp hình ảnh tiền được rải khắp nơi trong Chùa, có khi được đặt vô tư lên tượng Phật.

Tiền để ở bàn thờ, nhét vào tay Phật, vạt áo Phật hoặc bất kỳ chỗ nào trên tượng Phật có thể giữ được tiền. Hành động này vừa mất đi tính thẩm mỹ, lại vừa làm mất đi giá trị tâm linh của việc “công đức” cho nhà Phật. Những hình ảnh xấu xí này vô tình làm ô uế cửa Phật.

Bởi vậy tốt nhất tiền công đức nên được đặt ở hòm công đức chính của chùa chứ không nên đi “rải” tiền trên tất cả bàn thơ hay là đặt vào tay tượng.

Một số lưu ý khác

– Không nên chụp ảnh, quay phim tùy tiện trong chùa.

– Không đứng lễ hoặc quỳ chính giữa Phật đường lễ Phật vì đó là vị trí tối cao của trụ trì. Chỉ đứng lễ hoặc quỳ chếch sang bên một chút.

– Không tự ý lấy sử dụng hoặc mang bất kỳ loại đồ đạc gì của nhà chùa về làm của riêng.

– Vào Phật đường và Tam Bảo không nên đi giày dép, nhai trầu, hút thuốc.

– Trước tượng Phật nên cung kính nghiêm trang, không nhìn ngang ngó dọc, khệnh khạng trước Tam Bảo. Nếu muốn chiêm ngưỡng tượng Phật, nên đứng từ ngoài để quan sát.

– Không sử dụng đồ của chùa như ăn uống, thụ lộc, nên lưu công đức, dù ít hay nhiều.

– Muốn làm lễ thì không nên quỳ phía sau những người đang đứng thắp hương.

– Không được tùy ý làm ồn hoặc nói những lời bất kính đối với Phật, Thánh, cũng không được có thái độ thiếu cung kính như tùy tiện dùng tay chỉ trỏ vào tượng Phật.

– Muốn làm lễ thì không nên quỳ phía sau những người đang đứng thắp hương. Tùy vào từng môn phái, có thể đứng hoặc quỳ khi làm lễ nhưng cần phải lên trước.

– Không nên lấy lộc để ban thờ tại nhà.

– Nhiều người có thói quen mang các đồ ở đình chùa về đặt lên ban thờ nhà mình. Điều này là không nên. Đồ đã cúng rồi không thể cúng lại, hơn nữa nhiều đồ có chứa trường khí âm, ảnh hưởng xấu đến ban thờ.

– Trong giới cấm của nhà Phật có rượu và thuốc lá. Chính vì vậy trong lễ vật để dâng lên ban thờ trong chùa cũng không được bày những đồ c ấm kỳ này.

Những sai lầm khi đi lễ chùa đầu năm nhiều người mắc phải

Cúng đồ ăn mặn

Theo quan điểm truyền thống của đạo Phật, đặc biệt là dòng Tu thiền đại thừa ở miền Bắc, thì trong chùa chỉ cúng đồ chay, tuyệt đối không nên mang đồ mặn. Đây là điều tối quan trọng những có nhiều người vẫn mắc phải. Nhiều người có suy nghĩ rằng mâm cúng càng thịnh soạn, mâm cao cỗ đầy thì càng chứng tỏ được lòng thanh dâng lên Đức Phật, bởi vậy họ dâng cả gà, lơn…. lên bàn thờ trong chùa. Vô tình hành động này lại phạm phải những điều cấm kỵ

Lễ chùa đầu năm những điều cần lưu ý

Lễ chùa đầu năm những điều cần lưu ý – ảnh minh họa

Trên bàn thờ chính chỉ để những gì tinh khiết và thanh tịnh nhất : hương, hoa, quả, oản,…Lý giải: người ta vẫn coi bàn thờ là nơi liên quan đến thần linh, tức thuộc về thế giới thiêng liêng nên không để những đồ ăn của người trần tục, có mắm muối, thịt,…

Tuy vẫn có một số dòng tu ăn mặn, nhưng họ có những ngày kiêng kỵ nhất định và không trực tiếp sát sinh. Nhưng nói chung không được phép đưa đồ ăn mặn lên bàn thờ Phật.

Vào chùa nhưng không giữ cho tâm tịnh

“Thế giới cửa Phật là thế giới của sự thuần khiết, thanh tịnh. Chỉ cần bước qua ngưỡng cửa Tam quan, người đi chùa sẽ bước vào một thế giới khác. Dù ở bên ngoài tâm có xáo động, hỗn độn đến đâu, thì khi bước vào cửa Phật cũng phải giữ cho tâm tịnh”, T.S Đinh Đức Tiến nói.

Khi vào chùa, chỉ nghe tiếng chuông và ngửi thấy mùi hương trầm, chút không khí thanh tịnh nơi của Chùa sẽ làm tâm tĩnh lại và tu đó suy nghĩ được nhiều điều thấu đáo hơn.  Khi lên chùa, người đi lễ không nên “tham, sân, si”, cầu xin tiền tài. Trong đạo lý nhà Phật có dạy rất rõ, cần tránh xa lòng tham và sự mê đắm vật chất, cần phải buôn bán làm ăn chân chính ngay thẳng…

Bởi vậy, đi lễ chùa vốn chỉ là để khởi phát thiện tâm của mỗi người, cầu cho sức khỏe và bình ản cho chính bản thân mình.

Hạn chế bước vào cửa giữa

Mỗi ngôi chùa sẽ có Tam quan, tức ba cánh cửa. Ngày thường, Tam quan được đóng kín. Sư thầy và người dân đi lại sẽ đi qua một cánh cửa nhỏ khác. Tam quan chỉ được mở ra vào ngày rằm, ngày mùng 1 hoặc các ngày lễ Tết.

Theo cách giải thích của T.S Đinh Đức Tiến, khoa Lịch sử, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tam quan còn có nghĩa là ba cách nhìn của nhà Phật. “Tam quan gồm có Trung quan, Giả quan và Không quan. Tam quan là cửa giữa. Bên phải là Giả quan: mọi sự vật trong thế giới chỉ là giả tạo, không có gì tồn tại vĩnh hằng. Bên trái là Không quan, tức khi mọi sự vật mất đi, sẽ trở về với hư không và sẽ được sinhra từ chính cái hư vô ấy và bắt đầu một vòng tuần hoàn mới”.

Khi đi lễ Chùa mọi người cần hạn chế nhất việc bước vào cửa giữa bởi đây là cửa chủ yếu dành cho các vị cao tăng đi lại vào ngày lễ quan trọng.

Thứ tự lễ vái

Người đi lễ chùa cần thắp hương ở ban Thờ Đức Ông đầu tiên (thường sẽ nằm ở bên tay trái của ngôi chùa (theo hướng kiến trúc của ngôi chùa). Sau đó mới được đi lễ vái ở các ban khác

Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông xong, người đi chùa đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang, thỉnh 3 hồi chuông rồi làm lễ chư phật, bồ tát.

Sau đó thì mới tiến hành thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà bái đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.

Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ tổ (nhà hậu). Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tùy tâm công đức.

 

,

Bài viết cùng chuyên mục

  • Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
  • Lời chúc tết người yêu cũ hay, mang nhiều ý nghĩa
  • Lời chúc tết cho vợ yêu tình cảm, ý nghĩa, gắn kết vợ chồng
  • Lời chúc tết khách hàng hay ý nghĩa, tăng thêm gắn kết
  • Lời chúc tết cho anh trai hay và hài hước năm 2024
Thư viện tổng hợp
Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
Văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ ngày cuối năm chuẩn nhất
Tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa, nội dung của Bát Nhã Tâm Kinh
Nữ xông nhà có được không? Có bầu xông đất tốt hay xấu
Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
Tử vi tháng 12/2021 của 12 con giáp chi tiết, đầy đủ nhất
Đặt câu hỏi
  • Hình thức tư vấn
  • Online
  • Mail
|
Tu vi