$nbsp;

Ông Địa Thần Tài là hai vị thần thường được người dân thờ cúng với mong muốn càu tài lộc. Thần Tài là vị thần trông coi tiền tài, vàng bạc, là dấu ấn của thời kỳ kinh tế thương nghiệp. Vậy cách thỉnh ông địa thần tài về nhà như thế nào và cách bày trí hay hướng bàn thờ ông địa thần tài sao cho đúng. Hãy cùng xemboi.com.vn tìm hiều. 

Bày trí bàn thờ Ông Địa Thần Tài hợp phong thủy tăng tài lộc

1. Nguồn gốc ông địa thần tài

  • Để nói về nguồn gốc của ông địa thần tài thì cho tới nay có rất nhiều quan điềm khác nhau, tuy nhiên có thể khái lược chung một số nét về xuất xứ của tập tục thờ tự này như sau :
  • Ông Địa còn được gọi là Thổ công, là vị Thần coi sóc một mảnh đất, một khu vực cụ thể nào đó.
  • Dân gian có câu : “Đất có Thổ công, sông có Hà bá”. Ở mỗi gia cư, Thổ công : là vị thần trong coi gia đình, dự định họa phúc.
  • Xét về nguồn gốc, việc sùng bái Thổ địa phát xuất từ thời thượng cổ. Vì có đất đai, mới có thể làm nông nghiệp, mới có thể làm ra của cải, áo cơm và có được một cuộc sống yên bình. Qua nhiều năm tháng lịch sử, thần Thổ địa từng bước được trừu tượng hoá và được tôn vinh là “Hậu thổ hoàng địa chi”, là một trong những bậc tôn thần tối cao có chức năng sinh sản và hàm dưỡng muôn vật.
  • Trong xã hội hôm nay, tùy theo ảnh hưởng văn hóa của từng khu vực mà hình dạng Thổ địa hay Thổ công được biến thái dưới nhiều hình trạng. Có khi là một ông già to béo, bụng phệ, vẻ mặt hiền lành, miệng cười thoải mái. Có lúc, tượng Thổ địa được thể hiện dưới hình thức là một ông già râu tóc bạc phơ, mặc áo dài, đội mũ mỏ quạ, râu trắng như cước. Đạo giáo rất coi trọng và siêng năng thờ cúng vị thần này.



  • Thần Tài : Theo quan niệm của dân gian là vị thần mang đến tài lộc cho gia đình bởi vậy rất được tin thờ. Dù ở phố chợ đông vui hay ở thôn làng hẻo lánh đều có bàn thờ Thần Tài. Đối với những người làm nghề buôn bán nhỏ thì sự tôn sùng vị thần ấy dường như là một thói quen trong tập quán của nhiều người.
  • Bàn thờ Thần Tài không cần phải bày trí ơi nơi cao ráo mà có thể ở một góc khuất nào đó nhưng sạch sẽ trong ngôi nhà.
  • Việc thờ tự lạ lùng này liên quan đến điển tích của Thần Tài. “ Thuở xưa ở Trung Quốc, có một người lái buôn tên là Âu Minh, một hôm thuyền hàng của anh ta đi qua hồ Thanh Thảo, được Thủy thần ban tặng một nô tỳ tên là Như Nguyện. Âu Minh mừng lắm, chàng ta vội vàng đưa Như Nguyện về và cưới nàng làm vợ. Chỉ trong một vài năm, Âu Minh làm ăn phát đạt và nhanh chóng giàu to. Trong một ngày Tết, có lẽ vì say rượu, Âu Minh đã đánh đuổi Như Nguyện, sợ hãi, nàng chui vào một đống rác và biến mất. Kể từ đó, Âu Minh sa sút dần, không mấy chốc đã trở nên nghèo khó. Từ điển tích này, trong dân gian đã xem Như Nguyện là Thần Tài và lập bàn thờ tự”
Ông địa thần tài

Bàn thờ Ông Địa, Thần Tài

Vậy có nên thờ hai ông địa thần tài không ?

  • Tuy giữa Ông Địa (Thổ công) và Thần Tài có sự phân biệt như thế, nhưng ở một số nơi người ta thường thờ chung cho cả hai vị Thần này, vì theo quan niệm của dân gian thì đây là hai vị Thần có liên quan thân thiết đến cuộc sống, đến tài lợi của đời sống gia đình mình.
  • Đôi câu đối thường thấy dán ở bàn thờ Thần Tài và Ông Địa đã cho chúng ta thấy rõ điều này: “Thổ năng sinh bạch ngọc/Địa khả xuất hoàng kim” (Đất thường sinh ngọc tốt/Vàng ròng cũng từ đất mà ra).
  • Dù theo quan niệm Phật Giáo hay quan niệm dân gian thì Ông Địa hay Thần Tài vẫn là những vị thiện thần có năng lực trợ giúp cho cuộc sống của con người.




2. Cách thỉnh ông địa thần tài về nhà như thế nào

Nhiều người khi bắt đầu lập bàn thờ thần tài thường băn khoăn với câu hỏi, thỉnh ổng địa thần tài ở đâu, thỉnh ông địa thần tài thế nào cho đúng cách để tài lộc đủ đầy, sau khi mua ở cửa hàng thì phải thỉnh ông địa thần tài thế nào cho đúng tuần tự…

Vậy khi thỉnh Ông địa thần tài quý vị cần lưu ý những điều sau :

  • Cần mang Thần Tài vào chùa trước khi mang về nhà an vị : Khi thỉnh tượng Thần Tài ngoài cửa hàng về, bạn nên gói bọc trong giấy đỏ hoặc hộp sạch sẽ. Sau đó, mang thẳng tới chùa gần đó nhờ các Sư trong chùa “Chú nguyện nhập Thần” và nhờ các Sư chọn cho ngày tốt đem về nhà để an vị Thần Tài (kể cả ông Địa cũng vậy).
  • Thần tài phải được rửa bằng nước lá bưởi trước khi đặt yên vị lên ban thờ : Sau khi đưa Thần Tài từ chùa về nhà, bạn dùng nước lá bưởi rửa Thần Tài và đặt lên bàn thờ. Lúc này mới mang các đồ cúng về cúng khấn là được, lần sau cúng vái bình thường.
  • Bàn thờ thần tài : Được đặt dưới đất, nơi trang nghiêm hướng ra cửa chính
  • Thần tài không thể cho hay biếu : Chính bởi vậy muốn Thỉnh Thần tài về nhà phải do tự tay gia chủ thỉnh về.
  • Hãy lựa chọn Thần Tài có khuôn mặt sáng sủa, toát lên vẻ phú quý
  • Cách thờ thần tài : Phải luôn cầu xin Thần tài bằng lòng thành, tuyệt đối cấm cầu xin Thần Tài qua loa đại khí, nhất là không có làng thành xin tài lộc
  • Khi thỉnh thần tài cũng nên chọn ngày tốt thỉnh thần tài, chọn giờ tốt thỉnh thần tài để tăng thêm may mắn.




3. Vị trí đặt ông địa thần tài sao cho đúng

  • Vị trí đặt bàn thờ thần tài trong nhà cần phải đúng hướng và vị trí thì mới tạo nên phong thủy tốt, giúp cho tài lộc trong gia đình bạn dồi dào.
  • Bàn thờ thần Tài trước tiên phải được đặt đúng hướng trong nhà và phải tuân theo nguyên tắc:  – Ông Địa là phải là vị trí quan sát được hết sự vào ra của khách. Có 2 hướng nên chú ý để chọn khi đặt bàn thờ, một là theo hướng tốt của chủ nhà, hai là theo hướng đón Khí (Lộc) bên ngoài khi vào nhà.
  • Vì vậy khi đặt bàn thờ Thần Tài nên chọn lấy các cung Thiên Lộc, Quý Nhân để có thể thu nhận được nhiều tài lộc cho cửa hàng kinh doanh.
  • Cung Thiên Lộc: Thiên Lộc là phương Lâm quan của Tuế Can. Nhà có cửa chính nằm trong cung Thiên Lộc rất tốt, may mắn. Bàn thờ Thần Tài nếu chọn cung Thiên Lộc sẽ mang lại những may mắn về tiền bạc, gia sản thăng tiến, nhà cửa vượng. Đây là hướng tốt nhất để đặt bàn thờ Thần Tài
  • Cung Quý nhân: Quý Nhân Thiên Ất là vị Thần đứng đầu cát Thần, hết sức linh mà có thể chế ngự được mọi chỗ động, chí tôn mà có thể trấn dược phi phù. Nhà có chính môn ra Quý là đại cát khánh, gia đạo bình an, hòa thuận, hỷ khí đầy nhà, luôn gặp may mắn. Quý nhân là sao cứu trợ, là Thần giải tai ách, nên nhà ra Quý nhân là gặp việc có người giúp đỡ, gặp tai ách có người giải cứu, gặp hung hóa cát. Sự nghiệp hiển vinh, công danh thành đạt, dễ thăng quan, tiến chức, học hình ti li cử nhất nhất đều tốt đẹp. Quý nhân gặp Sinh, Vượng, thường sinh người hiếu lễ, tướng mạo phi phàm, tính tình nhanh nhẹn, lý lẽ phân minh, thẳng thắn mà ôn hòa, khôi ngô tuấn tú.

Một số lưu ý khác khi đặt bàn thờ thần tài

  • Khi đặt bàn thờ, phải sử dụng la bàn để xác định rõ 2 cung này, tùy theo tuổi của chủ nhà.
  • Trước mặt bàn thờ phải quang đãng, sạch sẽ.
  • Nếu có thờ thần Cóc (Thiềm Thừ), tốt nhất là nên đặt chéo với cửa ra vào, tránh đặt đối diện, ban ngày nên xoay thần Cóc ra ngoài, nhưng ban đêm thì quay vào bên trong).

4. Cách bày trí bàn thờ thần tài đúng cách

Để bố trí bàn thờ thần tài đúng cách, không thể thiếu Tượng Thần tài, Thổ Địa và những đồ dùng thờ cúng khác

Cách bày trí bàn thờ ông địa thần tài

Cách bày trí bàn thờ ông địa thần tài

Tượng Thần Tài, Thổ Địa

Trên bàn thờ Thần Tài nhất định phải có tượng Thần Tài (đặt bên trái) và Thổ Địa (đặt bên phải) bằng sứ để thờ. Có thể không cần bài vị.

Thần Tài – Thổ Địa là một cặp thờ tuy về hình chỉ có 1 tượng Thổ Địa và 1 Thần tài, nhưng mỗi một vị như vậy là đại diện cho 5 người:

  • Về Thần Tài có: Hắc Thần Tài, Thanh Thần Tài, Bạch Thần Tài, Xích Thần Tài Và Hoàng Thần tài là vị chủ chốt.
  • Thổ Địa cũng có 5 ông: Đông phương Thanh Đế, Tây phương Bạch Đế, Nam phương Xích Đế, Bắc phương Hắc Đế và Trung ương Huỳnh Đế.

Các bạn lưu ý thần tài gồm có văn Thần tài và võ Thần tài. Những người làm quan võ, theo nghiệp lính hay buôn bán kinh doanh nên thờ võ Thần tài hoặc đặt tượng ở phương tài vị, hướng ra cửa. Có một số người còn đặt cả hai tượng Khổng Minh và Quan Công có ý nghĩa hóa sát tà khí, đuổi bọn tiểu nhân, thuận lợi trong kinh doanh.

Văn thần tài là Tài Bạch tinh quân và Tam Đa tinh quân. Tài Bạch tinh quân tượng trưng cho vị Thần chuyên quản tiền tài vàng bạc của thiên hạ nên người ta hay đặt tượng Thần nơi tài vị.

Võ thần tài gồm có Triệu Công Minh miệng đen mặt đen, chuyên thống lĩnh bốn vị thần Chiểu Bảo, Nạp Trân, Chiêu Tài, Lợi Thị vừa giúp tăng tài tiến lộc vừa có thể hàng ma phục yêu và Quan Thánh Đế – chính là nhân vật Quan Công trong Tam quốc diễn nghĩa giúp chiêu người tài, tiến bảo, làm ăn thuận lợi, tai qua nạn khỏi, trừ tà hộ thân.




Các đồ thờ khác cần có

  • Bài vị thần tài: Có thể không cần nhưng nếu có thì được thể hiện bằng chữ viết “Chiêu tài tiến bảo” hoặc hai bên thành của bàn thờ có viết câu đối “Thổ năng sinh bạch ngọc – Địa khả xuất hoàng kim” (Thổ hay sinh ngọc trắng – Đất cũng cho vàng ròng). Phía trước bài vị còn có một trăm thoi vàng giấy.
  • Tượng Phật Di Lặc: Bên trên bàn thờ Thần Tài có thể đặt thêm tượng Phật Di Lặc. Di Lặc Phật Vương sẽ quản lý và ngăn chặn các vị thần làm điều sai trái.
  • Lọ đựng hương thắp và lọ cắm hoa: Thường làm bằng sứ, cũng có thể bằng chất liệu đá xanh. Hoa dùng để thờ nên dùng hoa tươi, không nên dùng hoa khô. Các bạn đặt lọ hoa bên tay phải, đĩa trái cây bên tay trái khi nhìn từ ngoài vào.
  • Đĩa trái cây ngũ quả: Trái cây thờ Thần tài, Ông Địa nên sắp ngũ quả (5 loại trái cây). Bạn có thể thắp hương hoa quả, trái cây hàng ngày hoặc vào các ngày mùng 1 và ngày rằm hàng tháng.
  • Bát hương: Thường làm bằng ba chất liệu cơ bản là sứ, kim loại, đá (ngọc). Khi mua bát hương về, gia chủ phải dùng rượu gừng tẩy uế trước khi thờ cúng. Khi bốc bát hương cần để cơ thể sạch sẽ. Sau khi bốc xong thì nhờ các bậc thạc đức minh sư khai quang hoặc mang lên chùa để trên ban Đức Ông khoảng một tuần thì mới mang về nhà.
  • Để tránh động bát hương khi lau chùi bàn thờ, các bạn nên dùng keo gắn chết bát hương xuống bàn thờ. Xê dịch bát nhang gọi là bị động bát nhang là một việc đại kỵ, dễ làm mọi chuyện trở nên không tốt.
  • Đĩa đựng ba chén gạo, muối, nước, rượu: Phải làm mới khi thắp hương khấn vái thần tài. Có nơi dùng ba lọ đựng gạo, muối, nước chỉ đổ đi làm lễ tất niên. Thức cúng thì thay bằng năm chén đựng nước (rượu) xếp thành hình chữ Nhất tượng trưng cho ngũ phương, và cũng là tương trưng cho Ngũ Hành phát sinh phát triển.
  • 5 củ Tỏi: là vật mang ý nghĩa xua đuổi ma quỷ, do đó, người ta thường bày một đĩa gồm 5 củ tỏi trên bàn thờ thần tài để tránh ma quỷ làm phiền các vị thần.
  • Cóc ba chân: Thờ Thần Tài, Thổ Địa bạn nên có thêm Ông Cóc (Thiềm Thừ) để bên trái (từ ngoài nhìn vào) và tốt nhất là nên đặt chéo với cửa ra vào, tránh đặt đối diện.
  • Nên chọn một cái tô sứ thật đẹp, nông lòng, đổ đầy nước và ngắt những bông hoa trải trên mặt nước làm Minh Đường Tụ Thủy – một cách giữ tiền bạc khỏi trôi đi trong thuật phong thủy.

Cách sắp xếp trên bàn thờ Thần tài chính xác nhất

Cách bày trí bàn thờ ông địa thần tài

Khi bài biện bàn thờ Thần tài cần lưu ý những thứ không thể thiếu sau:

  • Tượng ông Thần Tài đặt bên trái, tượng ông Thổ Địa đặt bên phải (hoặc bài vị).
  • Một bát hương đặt ở giữa bàn thờ.
  • Lọ hoa đặt bên tay phải. Hoa cúng nên là hoa cúc, hoa đồng tiền hoặc hoa hồng
  • Đĩa quả tươi đặt bên tay phải. Chuẩn bị 5 loại trái cây khác nhau
  • Chén nước
  • Đèn hoặc nến
  • Đĩa bày đồ lễ

Lưu ý bàn thờ Thần tài phải được đặt ở vị trí sáng sủa, có ánh sáng tự nhiên là tốt nhất. Nếu bàn thờ tối thì có thể thắp thêm đèn cho sáng. Bên cạnh bàn thờ, để tăng thêm những linh khí tốt đẹp, bạn có thể đặt một chậu cây xanh tốt quanh năm. Trong đó bạn nên chọn loại cây được trồng trên đất, không nên chọn loại cây trồng trong nước.




5. Bài cúng ông địa thần tài

Cúng Ông Địa, Thần tài gồm những gì ?

Khi sắm lễ cúng Thần Tài, mọi người nên sắm vừa phải, không nhất thiết phải xa xỉ lãng phí mới thể hiện được lòng thành tâm. Lễ vật thường mua:

  • 1 bình hoa
  • 1 con tôm
  • 1 con cá lóc nướng
  • 1 con cua
  • 1 miếng heo quay
  • 1 bộ giấy tiền vàng mã
  • 1 đĩa ngũ quả
  • Chum rượu để cúng lấy vía Thần Tài cầu xin cho năm mới làm ăn phát đạt.

Bài văn khấn cúng ông Thần Tài:

Đối với bài văn khấn cúng ông Thần Tài, thì dù bạn cúng vào ngày mùng 1, 10, 15 hay cúng hàng ngày, nếu muốn thỉnh thần Tài nhận lễ thì đều phải đọc bài văn khấn sau đây:

“Nam mô A Di đà Phật (lặp lại 3 lần, vái lạy 3 cái).

– Con Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

– Con kính lạy Thần Tài vị tiền.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con tên là: ………………Tuổi:…………………..

Ngụ tại địa chỉ: ………………………………………………..

Hôm nay, là ngày … … tháng ……. Năm ……………… (theo âm lịch).

Tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị và chư vị tôn Thần.

Cúi xin Thần Tài, Thổ Địa thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con: an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm (Đoạn này tùy ý gia chủ mong muốn điều gì thì vái xin điều đó).

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di đà Phật (lặp lại 3 lần, vái lạy 3 cái)”

 

,

Bài viết cùng chuyên mục

Thư viện tổng hợp
Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
Văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ ngày cuối năm chuẩn nhất
Tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa, nội dung của Bát Nhã Tâm Kinh
Nữ xông nhà có được không? Có bầu xông đất tốt hay xấu
Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
Tử vi tháng 12/2021 của 12 con giáp chi tiết, đầy đủ nhất
Đặt câu hỏi
  • Hình thức tư vấn
  • Online
  • Mail
|
Tu vi