$nbsp;
15-02-2019 9:41

Rằm tháng Giêng trong dân gian còn được gọi là Tết Nguyên Tiêu, là một trong những ngày lễ lớn đầu tiên trong năm. Tuy nhiên, nên cúng Rằm vào ngày 14 hay 15 mới tốt vẫn là câu hỏi thắc mắc của nhiều người. Cùng xemboi.com.vn tìm hiểu kỹ hơn về nghi thức này qua bài viết sau đây nhé.

Dân gian thường truyền miệng câu nói “Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng” hay “lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”. Câu nói ấy đã nói lên tầm quan trọng của ngày Rằm tháng Giêng trong đời sống người dân Việt

Rằm tháng Giêng 2019 nên thực hiện nghi lễ vào ngày 14 hay 15?

Rằm Tháng Giêng năm Kỷ Hợi 2019 diễn ra vào ngày 19/2 tính theo lịch dương (tức ngày 15/1/2019 lịch âm). Thời điểm tốt nhất để thực hiện nghi lễ cúng Rằm Tháng Giêng trong ngày chính là giờ Ngọ, tức từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều, vì đây là thời khắc Thần Phật giáng thế.

Mọi gia đình thường chia làm 2 lễ khi cúng Rằm tháng Giêng. Một mâm lễ cúng Phật và 1 mâm lễ cúng thần linh, gia tiên. Theo lịch âm 2019, thời điểm cúng Rằm tháng Giêng có thể vào đêm 14, giờ Ngọ ngày 15 hoặc tối ngày 15 tháng Giêng âm lịch.

Nên cúng Rằm tháng Giêng vào ngày 14 hay 15 là tốt nhất?

Không phải ai cũng nắm được ngày giờ cũng như cách cúng Rằm tháng Giêng chuẩn nhất. Phong tục tập quán người Việt xưa thường cúng Rằm ngay tại thời điểm trăng mọc. Bởi nhiều người tin rằng, vào thời điểm trăng mọc là lúc Phật giáng lâm, chính vì vậy mà người Việt rất coi trọng lễ cúng tại nhà. Bởi vậy mà ông cha ta thường truyền nhau cúng rằm vào giờ Ngọ là tốt nhất. Theo đó, thời điểm cúng Rằm tháng Giêng có thể vào đêm 14, giờ Ngọ ngày 15 hoặc tối ngày 15 tháng Giêng âm lịch.

Khi được hỏi về việc nên cúng rằm tháng giêng vào ngày 14 hay 15 là tốt nhất, chuyên gia phong thủy Tuấn Kiệt chia sẻ: “Cúng Rằm tháng Giêng vào ngày chính rằm – 15 tháng Giêng âm lịch là tốt nhất và nên cúng vào buổi sáng sớm. Các gia đình có thể cúng Rằm tháng Giêng là giờ Mão (5h – 7h), giờ Thìn (7h – 9h)”.

Có thể nói, mỗi gia đình lại tùy biến linh động cúng vào ngày, giờ khác nhau. Việc cúng Rằm tháng Giêng vào ngày giờ nào được nhiều người quan niệm khá cởi mở. Họ cho rằng chỉ cần thể hiện được tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, thần thánh, không cần quá cầu kỳ.

Tuy nhiên, trong thời buổi hiện đại, không phải gia đình nào cũng thu xếp được công việc, thời gian để thực hiện nghi lễ này một cách chuẩn xác nhất. Nếu gia đình không sắp xếp được công việc để cúng vào giờ Ngọ ngày 15/1 âm lịch có thể cúng trước từ sáng ngày 18/2 dương lịch (tức 14/1 âm lịch) đến trước 19h ngày 19/2/2019 dương lịch (tức ngày 15/1 âm lịch). Tuy nhiên, nếu ngoài khung giờ của hai ngày này, nghi lễ sẽ hoàn toàn mất linh nghiêm

Ngày nay, khung giờ cúng rằm tháng Giêng đã không còn khắt khe, dập khuôn như thời điểm trước đó. Họ cho rằng chỉ cần thể hiện được tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, thần thánh, không cần quá cầu kỳ.

Bài văn khấn Rằm tháng Giêng

“Nam mô A-di-đà Phật!

Nam mô A-di-đà Phật!

Nam mô A-di-đà Phật! (3 lạy)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là: ……………..
Ngụ tại:………………………………………

Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm…. gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………. nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

Nam mô A-di-đà Phật!

Nam mô A-di-đà Phật!

Nam mô A-di-đà Phật! (3 lạy)”.


Bài viết cùng chuyên mục

  • Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
  • Lời chúc tết người yêu cũ hay, mang nhiều ý nghĩa
  • Lời chúc tết cho vợ yêu tình cảm, ý nghĩa, gắn kết vợ chồng
  • Lời chúc tết khách hàng hay ý nghĩa, tăng thêm gắn kết
  • Lời chúc tết cho anh trai hay và hài hước năm 2024
Thư viện tổng hợp
Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
Văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ ngày cuối năm chuẩn nhất
Tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa, nội dung của Bát Nhã Tâm Kinh
Nữ xông nhà có được không? Có bầu xông đất tốt hay xấu
Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
Tử vi tháng 12/2021 của 12 con giáp chi tiết, đầy đủ nhất
Đặt câu hỏi
  • Hình thức tư vấn
  • Online
  • Mail
|
Tu vi