$nbsp;
03-12-2018 16:53

Sự tích cây nêu ngày Tết thường được nhắc tới trong những câu truyện cổ tích Việt Nam. Mỗi khi Tết đến Xuân về nhà nhà lại dựng cây nêu trước sân thế nhưng cây nêu là cây gì, và dựng trước sân nhà với mục đích gì thì có lẽ không phải ai cũng biết. Hãy cùng xemboi.com.vn tìm hiểu. 

Sự tích cây nêu ngày tết, nguồn gốc và ý nghĩa

Từ bao đời nay mỗi dịp Tết Nguyên Đán của người Việt, nhà nhà lại trồng câu nêu trước sân hoặc trong nhà, tùy thuộc vào phong tục địa phương mà trên đó sẽ được treo một số vật dụng mang tính chất biểu tượng. Vậy sực tích cây nêu ngày tết được giải nghĩa ra sao.

Sự Tích Cây Nêu Ngày Tết 

Cây Nêu theo phong tục của người Việt nói chung bao gồm cả một số người dân tộc thiếu số nói riêng là một thân cây thân cây được mọi người đem trồng trước sân nhà mỗi dịp Tết Nguyên Đán, trên ngọn cây đeo một vòng tròn nhỏ và treo nhiều vật dụng có tính chất biểu tượng tùy theo địa phương, phong tục, dân tộc.

Cây Nêu theo Truyền Thuyết ban đầu được dựng lên với mục đích ngăn ngừa không cho Quỷ bén mảng vào địa bàn của người dân, về sau thì tùy thuộc vào mỗi dân tộc và theo phong tục tập quán của mỗi cộng đồng mà việc trông cây Nêu trong ngày Tết đã mang ý nghĩa rộng hơn.

Sự tích cây nêu ngày tết

Sự tích cây nêu ngày tết

Dễ nhận thấy, theo truyền thuyết, cổ tích dân gian đã lý giải vì sao phải cắm cây nêu, phải treo cành trúc trước nhà. Cây nêu trở thành biểu tượng của sự đấu tranh giữa thiện và ác, giữa thiên thần và quỷ dữ nhằm bảo vệ cuộc sống bình yên cho con người. Ngày tết thần linh về trời, tất nhiên con người cần có những “bảo bối” của thần nhằm đề phòng cảnh giác, chống lại sự xâm nhập của ác quỷ lúc con người vui chơi.

Ý nghĩa của cây nêu ngày tết

Cây nêu là một laoị thân cây, có thể là trẻ hoặc cây họ tre, cũng có thể chỉ là cây mía, được người dân Việt Nam trồng ngay trước sân nhà vào dịp Tết . Tùy thuộc vào từng dân tộc vùng miền mà cây nêu có đặc điểm khác nhau. Đối với người Kinh, cây nêu thường là cây họ tre, cao khoảng 5-6m, được tỉa sạch các nhánh và lá tre. Trong khi đó, cây nêu của các dân tộc thiểu số là cây gỗ chắc, được vẽ quanh thân. Tuy nhiên, “phiên bản gốc” của cây nêu là cây tre.

Tùy thuộc vào phong tục địa phương, trên cây nêu sẽ được buộc nhiều thứ như là vàng mã, bùa bát quái, nhanh xương ruồng, cá chép giấy, giỏ tre đựng vôi và trầu cau, những khánh đất nung. Mỗi một đồ vật được treo trên cây đều mang tác dụng nhất định. Chẳng hạn như cá chép để Táo quân dùng làm phương tiện về trời, nếu cây nêu được dựng ngày 23 tháng Chạp hay xương rồng, bùa chú, khánh đất nung có tác dụng trừ tà, xua đuổi ma quỷ và những điều bất hạnh của năm cũ, cầu mong một năm mới tốt lành.

Sự tích cây nêu ngày tết

Sự tích cây nêu ngày tết

Theo phong tục, cây Nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng Chạp – ông Táo về trời. Ngày dựng cây nêu hay còn gọi là ngày lên nêu và ngày mồng 7 tháng Giêng gọi là ngày hạ nêu.

Cách dựng cây nêu ngày Tết

Cây tre làm nêu thường là loại tre già, cao, to, thẳng, lóng tre đều và trên ngọn để nguyên chùm lá tươi. Trên ngọn có thể buộc thêm một vài lá dứa để tượng trưng cho mây trời.

Lễ dựng cây nêu

Thân cây có thể được trang trí bằng các loại cờ, đèn lồng, câu đối, khánh đất nung,… Dưới gốc rắc bột vôi trắng tạo thành vòng tròn hoặc hình cánh cung, mũi tên hướng ra phía cổng để xua đuổi tà ma.

Mặc dù trước đây, người dân dựng cây nêu với ý nghĩa tâm linh nhưng ngày nay, các gia đình đa phần dựng nêu chỉ để cho đẹp chứ không hiểu gì về ý nghĩa của nó. Do đó, tục cắm nêu cũng mai một dần trong cộng đồng người Việt thời hiện đại.

Trong những ngày tết cổ truyền, vào buổi tối trên cây nêu có nơi còn treo một đèn lồng nhằm chỉ đường cho tổ tiên biết đường về ăn tết với con cháu. Trong đêm trừ tịch cũng như ngày mồng một Tết người dân còn treo bánh pháo tại cây nêu đốt đón mừng năm mới, mừng tổ tiên về với con cháu, xua đuổi ma quỷ hoặc những điều bất hạnh của năm cũ, cầu mong một năm mới tốt lành.

Ngày xưa, cây nêu là biểu tượng cho sự uy quyền, nhà nào có quyền thế nhất là nhà đó có cây nêu cao nhất. Hiện nay, phong tục trồng cây nêu ngày tết đã dần mất đi trong cộng đồng người Việt thời hiện đại, và được thay thế với tục chơi cành hoa đào, hoa mai ngày tết, bày trong nhà. Cây nêu chỉ còn bắt gặp lác đác tại một số vùng quê, trong cộng đồng các dân tộc thiểu số vùng thượng du Bắc Bộ hay Tây Nguyên.

 

,

Bài viết cùng chuyên mục

  • Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
  • Lời chúc tết người yêu cũ hay, mang nhiều ý nghĩa
  • Lời chúc tết cho vợ yêu tình cảm, ý nghĩa, gắn kết vợ chồng
  • Lời chúc tết khách hàng hay ý nghĩa, tăng thêm gắn kết
  • Lời chúc tết cho anh trai hay và hài hước năm 2024
Thư viện tổng hợp
Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
Văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ ngày cuối năm chuẩn nhất
Tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa, nội dung của Bát Nhã Tâm Kinh
Nữ xông nhà có được không? Có bầu xông đất tốt hay xấu
Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
Tử vi tháng 12/2021 của 12 con giáp chi tiết, đầy đủ nhất
Đặt câu hỏi
  • Hình thức tư vấn
  • Online
  • Mail
|
Tu vi