$nbsp;
21-12-2018 17:34

Tết Hàn Thực là tết gì, được diễn ra vào thời gian nào trong năm? Tết Hàn Thực có nguồn gốc như thế nào ? thường làm gì trong Tết Hàn Thực cùng xemboi.com.vn tìm hiểu.

Tết Hàn thực của người Việt chính là ngày 3/3 Âm lịch hàng năm. Vào ngày này các gia đình đều chuẩn bị những đĩa bánh trôi, bánh chay thành kính dâng lên bàn thờ tổ tiên. Tuy nhiên không phải ai cũng biết tết nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ này.

Nguồn gốc ngày Tết Hàn thực 3/3 âm lịch

“Hàn thực” xét theo nghĩa chữ Hán thì “Hàn” là lạnh, “thực” là ăn, “Tết Hàn thực” là tết ăn đồ lạnh.

Tết Hàn thực bắt nguồn từ văn hoá Trung Hoa. Khi du nhập vào Việt Nam đã có nhiều thay đổi về phong tục lễ nghi. Ít người biết rằng, Tết Hàn thực có nguồn gốc từ một câu chuyện vô cùng cảm động trong lịch sử Trung Hoa về lòng trung quân và tình nghĩa con người

Truyền thuyết kể lại, vào đời Xuân Thu khi vua Tấn Văn Công nước Tấn, gặp loạn phải bỏ nước lưu vong, nay trú nước Tề, mai trú nước Sở. Bấy giờ có một hiền sĩ tên Giới Tử Thôi đã theo và giúp đỡ mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn, Giới Tử Thôi đã phải cắt một miếng thịt đùi của mình để nấu và dâng vua.

Sau khi nhà vua ăn xong mới biết thì vô cùng cảm kích. Giới Tử Thôi đã theo phò Tấn Văn Công suốt 19 năm tời, cùng nhau nếm trải biết bao gian truân, nguyb hiểm.

Thế nhưng khi Tấn Văn Công giành lại được ngôi báu, trở về làm vua nước Tấn đã phong thưởng hậu hĩnh cho những người có công trong khi tòng vong, nhưng lại tuyệt nhiên quên mất công lao của Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình làm được việc gì, cũng là cái nghĩa vụ của mình, chớ chẳng phải công lao gì đáng nói.

Tết hàn thực

Tết hàn thực

Bởi vậy Giới Tử Thôi về nhà đưa mẹ già vào núi Điền Sơn ở ẩn. Về sau Tấn Văn Công nhớ ra đã cho người đi tìm nhưng Giứi Tử Thôi không chịu rời Điền Sơn ra lĩnh thưởng. Tấn Văn Công đã hạ lệnh đốt rừng, với ý muốn thúc ép Giới Tử Thôi phải ra, thế nhưng ông nhất định không chịu tuân mệnh, rốt cục cả hai mẹ con ông đều chết cháy.

Nhà Vua thương xót đã lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để tưởng niệm (khoảng từ mồng 3 tháng 3 đến mồng 5 tháng 3 Âm lịch hàng năm).

Bởi thế, “Hàn thực” (“hàn”: lạnh, “thực”: đồ ăn, ăn uống) có nghĩa là những đồ ăn lạnh.

Thế nhưng khi phong tục này du nhập vào Việt Nam tính chất đã có nhiều thay đổi. Người ta không có tục kiêng lửa trong ngày này. Tết Hàn Thực 3/3 âm Lịch được gọi nôm na là Tết Banh Trôi, Bánh Chay bởi đẩy là món ăn không thể thiếu trong ngày này. Những món bánh này được dân ta dùng để cúng gia tiên, thậm chí nhiều nơi cúng thần hoàng.

Bánh trôi bánh chay là món ăn đặc trưng của ngày Tết Hàn thực mùng 3/3 với các nguyên liệu chính như: bột gạo nếp, đường đỏ viên, đậu xanh…

Món bánh này còn được dùng để dâng cúng trong lễ Hai Bà Trưng ngày 6/3 tại làng Hát Môn (Phúc Thọ – Hà Tây); ngày giỗ tổ Hùng Vương 10/3 và hội Phủ Giầy tháng 3 lễ Mẫu bởi cũng có những sự tích cho rằng, nguồn gốc của bánh trôi, bánh chay có từ thời Hùng Vương và tục làm hai thứ bánh này để nhắc nhớ về sự tích “bọc trăm trứng” của Âu Cơ. Trăm viên bánh nhỏ tượng trưng cho trăm quả trứng của Đức Lạc Long Quân. Bánh trôi tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con lên rừng theo mẹ. Bánh chạy tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra 50 người con theo cha xuống biển.

Có thể khẳng định rằng khi du nhập vào Việt Nam, Tết Hàn Thực đã có rất nhiều thay đổi. Giờ đây, ngày 3/3 Âm lịch trở thành một trong những ngày lễ được nhiều người chờ đón để bày tỏ tấm lòng với tổ tiên. Đây cũng là cơ hội để cho các bà, các mẹ có thể dạy các con nhỏ nặn những chiếc bánh làm từ bột gạo nếp dẻo thơm, như gìn giữ một nét đẹp văn hóa lâu đời của người Việt. Bởi thế, bài thơ của Hồ Xuân Hương về chiếc bánh trôi đã in sâu trong tâm trí mỗi người Việt Nam ta:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Ý nghĩa của bánh trôi bánh chay trong tết Hàn thực của người Việt

Mặc dù nguồn gốc của Tết Hàn Thực là bắt nguồn từ Trung Quốc thế nhưng khi vào Việt Nam, ý nghĩa của ngày Tết này đã mang những sắc thái rất riêng, mang đậm tính chất Việt.

Vào ngày mùng 3/3 âm lịch hằng năm, người dân đều ăn đồ nấu chín để nguội với tấm lòng thành kính nhất nhằm tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất.

Không giống như Tết Hàn Thực ở Trung Quốc kiêng lửa, thì ở Việt Nam họ vẫn nấu nướng bình thường. Điều đặc biệt, người Việt còn sáng tạo nên bánh trôi, bánh chay với ý nghĩa tượng trưng đó là những thức ăn nguội – hàn thực.

Tết hàn thực

Tết hàn thực

Ý nghĩa hướng về cội nguồn của Tết Hàn Thực

Tại Việt Nam tết Hàn Thực chủ yếu mang ý nghĩa hướng về cội nguồn là chính, để tưởng nhớ công lao của những người đã khuất.  Chẳng hạn người Việt có lệ dâng bánh trôi lễ Hai Bà Trưng vào ngày mùng 6/3 ở Hà Tây. Tiếp đó, ngày giỗ tổ Hùng vương mùng 10/3 người Việt từ khắp mọi miền tổ quốc về đền Hùng, Phú Thọ thắp hương và dâng cúng những đĩa bánh trôi bánh chay, tưởng nhớ cội nguồn…

Như vậy có thể thấy rõ tết Hàn Thực của ta mang đậm màu sắc dân tộc riêng biệt, trường tồn trong quá trình dựng nước và giữ nước.

Truyền thống dân tộc

Bánh trôi bánh chay là đặc trưng của ngày lễ này. Từ xa xưa bánh trôi bánh chay đã đi vào thơ ca dân tộc như những món ăn đặc trưng phổ biến của người Việt. Hai thứ bánh trôi và chay đều làm từ bột gạo nếp thơm. Bánh trôi nặn viên nhỏ, ngoài trắng, trong nhân đường đỏ, thả luộc trong nồi nước sôi, khi bánh nổi lên mặt nước vớt ra vừa chín tới. Còn bánh chay thì nặn tròn dẹt, không nhân, đặt lên đĩa nhỏ, khi ăn đổ nước đường lên trên.

Bên cạnh đó, nguyên liệu làm bánh trôi bánh chay từ gạo và đỗ – 2 sản vật đặc trưng của nền nông nghiệp lúa nước. Với hàm ý cầu nguyện cho thời tiết mưa thuận, gió hòa, mùa màng được bội thu.

Và cũng trong dịp này, dù ai đi đâu, ở đâu cũng cố gắng về với gia đình để đi tảo mộ, cùng nhau ngồi bên mâm cơm sum họp.

Hiện, Tết bánh trôi bánh chay là một ngày lễ quan trọng ở nhiều tỉnh thuộc đồng bằng Bắc bộ. Trong ngày này, người dân thưởng thức những đồ ăn lạnh thay vì nổi lửa nấu nướng.

Ý nghĩa ôn lại chuyện xưa

Vào dịp tết Hàn thực, được cùng người thân thưởng thức một đĩa banh trôi, bánh chay chúng ta lại như cảm nhận được nhân tình thế thái. Nhiều người còn truyền tai nhau rằng, ăn bánh trôi bánh chay vào ngày này để ôn lại những chuyện xưa cũ, chuyện một thời đã xa của dân tộc ta.

Món bánh trôi, bánh chay trong ngày tết Hàn Thực truyền thống chính là dịp để mọi người tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất, tưởng nhớ ông bà tổ tiên.

Cũng có tích kể lại rằng bánh trôi bánh chay có từ thời Hùng Vương và tục làm hai thứ bánh này để nhắc nhớ về sự tích “bọc trăm trứng” của Âu Cơ. Trăm viên bánh nhỏ tượng trưng cho trăm quả trứng của Đức Lạc Long Quân. Bánh trôi tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con lên rừng theo mẹ. Bánh chạy tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con theo cha xuống biển.

Và những truyền thống này đã ăn sâu vào tiềm thức người Việt, để rồi cứ đến ngày Tết Hàn thực, người người nhà nhà lại nô nức chuẩn bị làm bánh trôi, bánh chay. Với mùi thơm phức của đỗ xanh, đường mật, không khí tết dường như trở nên sôi động và ý nghĩa hơn.

Tết hàn thực

Tết hàn thực

Nguyên liêu cần thiết để làm bánh trôi – bánh chay

Nguyên liệu làm bánh trôi – bánh chay

  • Bột nếp 200gram
  • Đường làm bánh trôi (khoảng 12-14 viên nhỏ) hoặc thay bằng palm sugar (miếng to về cắt nhỏ làm nhân bánh trôi)
  • Đậu xanh đã bỏ vỏ 30gram
  • Vừng trắng
  • Nước cốt dừa, dừa nạo sợi nhỏ (không bắt buộc)
  • Bột năng/ bột đao hoặc bột sắn

Ghi chú:

  • Để bánh trôi được ngon các bạn nên lụa loại gạp nếp ngon, ngâm qua đêm rồi đem xóc với chút muối, mang đi xay thì bánh sẽ mềm và mịn hơn.
  • Đường làm nhân bánh nếu làm bằng đường bánh trôi đã cắt viên là tốt nhất, còn nếu không có thể thay bằng đường thốt nốt hoặc đường mía. Nếu không có dạng viên thì có thể dùng đường xay dạng hạt, nhưng có dạng viên thì bánh trôi sẽ ngon hơn.
  • Định lượng ở trên làm được 1 bát bánh chay và 1 đĩa bánh trôi nhỏ, nhiều hơn thì các bạn nhân lên nhé!

Xem thêm hướng dẫn làm bánh trôi, bánh chay 


Bài viết cùng chuyên mục

  • Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
  • Lời chúc tết người yêu cũ hay, mang nhiều ý nghĩa
  • Lời chúc tết cho vợ yêu tình cảm, ý nghĩa, gắn kết vợ chồng
  • Lời chúc tết khách hàng hay ý nghĩa, tăng thêm gắn kết
  • Lời chúc tết cho anh trai hay và hài hước năm 2024
Thư viện tổng hợp
Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
Văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ ngày cuối năm chuẩn nhất
Tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa, nội dung của Bát Nhã Tâm Kinh
Nữ xông nhà có được không? Có bầu xông đất tốt hay xấu
Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
Tử vi tháng 12/2021 của 12 con giáp chi tiết, đầy đủ nhất
Đặt câu hỏi
  • Hình thức tư vấn
  • Online
  • Mail
|
Tu vi