$nbsp;
28-11-2018 18:56

Tết Nguyên Tiêu chính là ngày (Rằm Tháng Giêng) hay còn gọi là Tết thượng nguyên tại Việt Nam và là ngày lễ hội cổ truyền tại Trung Quốc. Lễ hội này được diễn ra từ giữa đêm 14 (đêm trước trăng rằm) trọn ngày 15 (ngày rằm) cho đến nửa đêm 15 (đêm trăng rằm) của tháng giêng Âm lịch.

Tết Nguyên Tiêu, nguồn gốc và ý nghĩa

Nguồn gốc của Tết Nguyên Tiêu 

Theo truyền thuyết thứ nhất kể rằng : “Ngày xửa ngày xưa có một con thiên nga từ trên thiên đình bay xuống hạ giới đã bị một người thợ săn bắn chết.

Để trả thù cho con thiên nga, Ngọc Hoàng đã sai một đội quân Thiên đình đúng ngày 15 tháng 1 xuống hỏa thiêu toàn bộ con người và động vật dưới hạ giới.

May mắn thay cho loài người là có một số vị thần trên Thiên Đình không đồng tình với quyết định có phần nặng ta của Ngọc Hoàng thế nên họ đã liều mình xuống hạ giới để hiến kế cho chúng sinh. Và vào ngày đó theo phong tục nhà nhà sẽ treo đèn lòng và bắn pháo hoa để trên Thiên Đình nhầm tưởng rằng nhà của của họ đã bị phóng hỏa , nhớ thế mà thoát khỏi cảnh diệt vong.

Tết nguyên tiêu là gì, ý nghĩa tết nguyên tiêu

Tết nguyên tiêu là gì, ý nghĩa tết nguyên tiêu

Một truyền thuyết thứ hai :  “Vào thời Hán Vũ Đế, có một cô gái trẻ tên là Yuanxiao sống trong cung, cô gái bị cấm không được về thăm cha mẹ. Vào đúng ngày 15 tháng 1 cô gái trẻ đã có ý định lao xuống giếng để tự vẫn. Động lòng trước tấm lòng hiếu thảo của cô gái, một vị quan có tên Dongfang Shuo đã nghĩ ra một kế để giúp cô. Ông tâu với Hán Vũ Đế rằng, vào ngày 16 tháng 1, Thiên Đình sẽ sai Hỏa thần xuống thiêu rụi Kinh thành.

Để tránh tai họa này thì mọi người phải treo đèn lồng ở trước nhà mình và ngoài đường vào ngày 15. Theo lệnh của Hán Vũ Đế, ngày đó nhà nhà đều treo đèn lồng rực rỡ, tạo nên khung cảnh lung linh đẹp đẽ, nhân lúc mọi người còn mải mê ngắm nhìn những chiếc đèn lòng đó cô gái trẻ đã trốn về để thăm cha mẹ mà không hề ai biết.

Tuy nhiên cả hai câu chuyện trên cũng chỉ là truyền thuyết, còn theo các nhà học giả Trung Quốc thì Lễ hội đèn lồng được xuất phát từ truyền thống dùng lửa để kỷ niệm những ngày lễ hội nhằm xua đi những điều không may của đất nước này.

Nhưng kể từ khi đạo Phật du nhập vào Trung Quốc vào thời Hán thì Lễ hội đèn lồng đã khoác lên mình những màu sắc tôn giáo khác nhau. Đối với những người theo đạo PHật họ dùng ngày này để tưởng nhớ Đức Phật, còn đối với những người theo Đạo Giáo lại dùng ngày này để kỷ niệm sinh nhật của Hỏa Thần.

Không chỉ có đèn lồng, vào ngày này người ta còn làm những cái bánh Yuanxiao (giống như bánh chưng của Việt Nam). Vì vậy, có nhiều nơi Lễ hội đèn lồng còn được gọi là Lễ hội bánh Yuanxiao.

Tuy nhiên, dù tên gọi có là gì thì đây cũng được coi là một ngày Lễ rất quan trọng của người Trung Quốc, là một phần quan trọng trong dịp Tết nguyên đán. Đó cũng chính là lễ hội chính thức khép lại những ngày Tết nguyên đán của người dân nơi đây.

Ý nghĩa của ngày Tết nguyên tiêu

Tết Nguyên Tiêu. Tùy theo tín ngưỡng và ngành nghề, có gia đình lễ bái Phật, có gia đình cúng Thổ Công, Thần Tài hoặc cúng Âm Hồn các đẳng… Tuy nhiên không thể thiếu cúng Gia Tiên để bày tỏ lòng hiếu kính đối với ông bà cha mẹ và cảm tạ ơn trên.

Tết nguyên tiêu là gì, ý nghĩa tết nguyên tiêu

Tết nguyên tiêu là gì, ý nghĩa tết nguyên tiêu

Theo lời các bô lão, thời xưa, rằm tháng giêng vốn là ngày tết Trạng Nguyên. Nhân dịp trăng sáng đầu năm, nhà Vua sẽ cho mở đại yến tại vườn thượng uyển, vời các Trạng Nguyên đến dự hội, ngắm cảnh xem hoa, làm thơ xướng họa, nhằm ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên va cũng là để ca tụng ân đức nhà vua đã đem lại thái bình thịnh trị.

Dần dần những buổi họp mặt tương tự vào đêm rằm tháng giêng được các văn nhân thi sĩ tổ chức, không chỉ trong vườn thượng uyển với nghi lễ vua tôi mà ở nhiều nơi, việc xem hoa ngắm cảnh dưới trăng thoải mái hơn, những vần thơ xướng họa, đối đáp phong phú và sinh động hơn.

Văn nhân thi sĩ, nhất là các cụ cao niên thưởng trăng thù tạc với nhau bằng chén trà, chung rượu, bàn cờ. Các cụ ăn uống ít, chỉ ngâm nga bàn tán những câu tâm đắc.

Tết Nguyên Tiêu đã trở thành một nét sinh hoạt rất tao nhã, mang nhiều ý nghĩa trong khung cảnh thơ mộng: Trong ngày tết Nguyên Tiêu, ngoài ngắm đèn, ăn bánh trôi, còn có rất nhiều hoạt động vui chơi giải trí khác như diễu hành, múa lân sư rồng…

Trong hơn ngàn năm Phật Giáo du nhập vào Việt Nam đã gắn kết các phong tục văn hóa của người Việt. Và rằm tháng giêng không phải là một ngoại lệ, từ một ngày lễ hội xa lạ có nguồn gốc từ Trung Hoa đã biến đổi thành một ngày Tết mang bản sắc rất riêng của người dân Việt thấm nhuần Phật pháp.

Tết Nguyên Tiêu là rằm đầu tiên của năm mới, thời điểm thích hợp nhất để cầu nguyện an lành cho cả năm, nên thu hút sự tham gia đông đảo của giới Phật tử và toàn thể dân chúng. Thành ngữ “Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng” đã nói lên tầm quan trọng của hội rằm tháng Giêng trong tâm thức người Việt.


Bài viết cùng chuyên mục

  • Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
  • Lời chúc tết người yêu cũ hay, mang nhiều ý nghĩa
  • Lời chúc tết cho vợ yêu tình cảm, ý nghĩa, gắn kết vợ chồng
  • Lời chúc tết khách hàng hay ý nghĩa, tăng thêm gắn kết
  • Lời chúc tết cho anh trai hay và hài hước năm 2024
Thư viện tổng hợp
Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
Văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ ngày cuối năm chuẩn nhất
Tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa, nội dung của Bát Nhã Tâm Kinh
Nữ xông nhà có được không? Có bầu xông đất tốt hay xấu
Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
Tử vi tháng 12/2021 của 12 con giáp chi tiết, đầy đủ nhất
Đặt câu hỏi
  • Hình thức tư vấn
  • Online
  • Mail
|
Tu vi