Lễ hội Cầu an Bản Mường là lễ hội truyền thống của người dân tộc Thái và dân tộc mường. Lễ hội được diễn ra tại miền đất Mai Châu, Thuận Châu, Mộc Châu, thu hút được đông đảo người dân cả nước về tham gia. Cùng xemboi.com.vn tìm hiểu kỹ hơn về nguồn gốc, ý nghĩa của lễ hội này qua bài viết sau đây nhé.
Tìm hiểu về Lễ hội Cầu an Bản Mường tại Mai Châu
Lễ hội Cầu an Bản Mường được xem là một trong những nghi lễ truyền thống mang ý nghĩa quan trọng với người dân tộc Thái tại vùng núi Tây Bắc. Lễ hội thường được tổ chức vào cuối tháng Giêng, đầu tháng Hai âm lịch hàng năm (sau dịp tết Nguyên Đán). Lễ hội này gắn liền với tục lệ giết trâu, hiền cầu và cảm tạ các vị thần, được biểu hiện qua tiếng sấm, tức lời phán quyết của vua trời, qua hình tượng thủy thần, thuồng luồng…
Lễ hội Cầu an Bản Mường liên quan trực tiếp đến đời sống vật chất, văn hóa tâm linh của cả bản mười. Bên cạnh đó còn liên quan đến sức khỏe , mùa màng, công việc làm ăn trong năm. Do vậy lễ hội được tổ chức rất trọng thể, vui vẻ, thu hút sự tham gia của đông bào ở địa vực lớn (bản, mường).
Trong lễ hội, mọi người không chỉ bộc lộ khát vọng cầu an cho cuộc sống của mình, mối quan hệ khăng khít giữa thần và người mà còn biểu hiện khát vọng sinh sôi qua sự mong muốn là cầu khẩn mùa màng bội thu, gia súc sinh sôi. Ngoài ra, còn mang tính chất tạ ơn thần linh đã cho mùa màng bội thu, đem sự no ấm đến cho mọi người.
Nghi lễ tổ chức lễ hội
Lễ hội được tổ chức tại khu đất rộng, nơi có nguồn nước trong lành. Nhiều khi, người dân chọn nguồn nước thiêng của bản hoặc bên cạnh bìa rừng. Ngày lễ được tổ chức trong hai hoặc ba ngày. Từ địa vực mà sự hiến sinh gắn với một biểu hiện của thần linh hay bản thân thần linh (sấm, mưa, thuồng luồng, thổ công, thổ địa…). Nhiều người cho biết, ở Mộc Châu, lễ hội này được tiến hành ở đầu nguồn nước thuộc một bản được chọn (thường là bản Mòn). Khu vực này chính là nguồn nước thiêng, nơi thần thuồng luồng đầy quyền uy cư ngụ. Ở người Thái Mai Châu, thì lễ hội lại được tổ chức ở bãi rộng gần đình như các lễ hội ở châu thổ, đồng bằng. Có nơi, người ta tổ chức lễ ở các miếu thờ thổ công, thổ địa của bản, của gia đình, ở vườn và ở đầu ruộng.
Tại đây, người dân thực hiện nghi lễ cơ bản là hiến trâu (nơi là một cặp trâu đực to, trắng – đen, nơi thì một con, nhiều nơi cúng cả gà, lợn). Ở Mộc Châu, trong lễ xên bản, xên mường, người ta hiến tế cặp trâu đen – trắng cở từ mười tuổi trở lên. Hai trâu, nhưng trâu trắng mới thực sự mang năng lượng thiêng để thành lễ vật tế thần (ở đây là thủy quái thuồng luồng, con ma to nhất dưới nước mà bà con thường gọi là phi ngược). Nghi thức hiến sinh trâu mộng phổ biến hơn. Nghi lễ hiến sinh hai trâu mới ở bản. Bởi theo bà con cho biết, trước kia, dân một mường khác phải đem trâu trắng và các đồ cúng lên cúng tại bản Mòn này. Từ đó nảy sinh lễ cúng liên mường (xên liên mường) mà đồ cúng và trâu hiến sinh tăng thêm về số lượng. Suy tưởng này, thực ra mới chỉ là giả thiết.
Mâm cỗ cúng ông a nha được đặt ở giữa khu đất, được dùng để cúng tổ tiên. Mâm cúng này phải sử dụng đầy đủ các bộ phận của con trâu và con lợn để hiến tế. Những mâm còn lại của các bản, ngoài thịt trâu, cơm rượu… còn phải có gà vịt, đặt ở hai bên mâm cúng chính, dành để cúng các vị thần khác. Để bắt đầu buổi lễ, mo Mường sẽ quỳ trước các mâm cỗ này, a nha ở phía sau, dân mường quỳ xung quanh hành lễ. Trong không khí trang nghiêm, linh thiêng, ông mo trang trọng, xuất thần đọc bài cúng đã thông thuộc, mời tổ tiên (ông cha bà cố nội ngoại tiếng Thái là Pao pu pang cải), thần đất (Chau đỉn), chủ nguồn nước (Chau nặm bo), thổ công thổ địa… về nhận lễ vật.