$nbsp;
02-01-2019 9:03

Đức Địa tạng Vương Bồ tát có hồng nguyện cứu độ chúng sanh thoát khỏi lục đạo luân hồi. Ngài đại từ đại bi độ thế rất rộng lớn. Ngài từng thệ nguyện địa ngục chưa trống thề không thành Phật.

Thần tích đức Địa tạng Vương Bồ tát

Đức Địa tạng Vương Bồ tát được xem là vị Bồ Tát phổ độ chúng sanh dưới địa ngục. Ngài cũng là vị thần hộ mệnh cho trẻ em, cũng như bảo vệ các vong linh của trẻ em hoặc bào thai chết yểu.

Địa Tạng Bồ Tát trong tín ngưỡng Phật giáo được mô tả là một tỳ kheo với vầng hào quang, một tay cầm tích trượng dùng để mở cửa địa ngục, tay kia cầm ngọc Như Ý- biểu tượng của ánh sáng xua tan đi màn đêm tối ảm đạm.

Trong nhân gian vẫn còn lưu truyền nhiều câu chuyện về tiền thân, hóa kiếp của ngài. Câu chuyện kể như sau:

Từ rất lâu về trước, khi đức Địa Tạng Vương Bồ Tát vẫn còn là một cô gái Bà La Môn bình thường. Mẹ cô là Duyệt Đế Lợi mắc phải nghiệp tẩy đạo đánh sư, tu tập tà ma ngoại đạo. Cho đến khi chết, bà bị đọa xuống địa ngục để gánh trả nghiệp quả của minh. Cô thương xót mẹ, vô cùng đau buồn, bèn bán hết gia sản, đem hết tiền bán được cúng dường Phật, Bồ Tát, một lòng niệm Phật. Tất cả công đức cô tích được đều hồi hướng cho mẹ cô, hướng thiện tích phước, đã đắc được quả thiện, mẹ cô nhờ đó cũng tiêu trừ được nghiệp chướng, thoát khỏi địa ngục, được vào Thiên đạo.

Văn khấn đức Địa tạng Vương Bồ tát- Giáo chủ chốn U Minh

Văn khấn đức Địa tạng Vương Bồ tát- Giáo chủ chốn U Minh

Lại kể ở một kiếp khác, đức Địa Tạng Vương Bồ Tát tên là Quang Mục Nữ, mẹ nàng thích ăn trứng cá, đã phạm vào giới sát. Quang Mục Nữ thành kính cúng dường trước tượng Phật, nhờ vậy, mẹ nàng cũng được sinh vào đạo người.

Ở kiếp  khác, đức Địa Tạng Vương Bồ Tát đã lập ra thệ nguyện muốn cứu rỗi phổ độ tất thảy chúng sinh chịu tội khổ. Sau này Địa Tạng Vương Bồ Tát thấy Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai có tướng mạo rất trang nghiêm, trong lòng hoan hỷ, bèn hỏi Phật làm thế nào mới đắc được tướng trang nghiêm như thế. Phật bạch, phải phát nguyện phổ độ hết thảy chúng sanh thoát khỏi khổ đày thì mới có được. Điều này càng kiên định tín tâm của Địa Tạng Vương Bồ Tát cứu độ chúng sinh.

Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát cũng đã lưu chuyển ở cõi hồng trần, chuyển sinh độ kiếp thành quốc vương. Ngài đã phát nguyện để cứu độ tất cả chúng sanh rằng: nếu không độ hết các chúng sinh chịu tội khổ, thì quyết sẽ không thành Phật.

Ấy là đại nguyện lớn thấu tỏ trời xanh, đời đời kiếp kiếp, vĩnh viễn chỉ vì lợi ích hết thảy chúng sinh. Tuy công đức đã viên mãn, đạt đến trí huệ của Phật từ lâu rồi, còn quả vị thành Phật, thì vẫn ẩn ở trong công đức, chưa muốn thành Phật, không hiển Phật thân. Đối với ngài, thực hiện đại nguyện phổ đổ chúng sanh được đặt lên trên hết. Trong “Địa Tạng thập luân kinh” gọi đó là: “Đại nhẫn bất động, như là đại địa, tĩnh lặng suy tư thâm sâu, như là cất giấu kỹ”. Không có tấm lòng rộng lớn và nhẫn nại như thế này, không có công đức thành tựu lớn như thế này, sao dám phát đại hồng nguyện: “Địa ngục không trống không, thề không thành Phật, chúng sinh độ hết, mới chứng Bồ Đề”. Đại nguyện này vang động thập phương pháp giới, chấn động tâm linh chúng sinh.

Bất khi nào, người nào nghĩ đến đại nguyện “Địa ngục không trống không, thề không thành Phật, chúng sinh độ hết, mới chứng Bồ Đề” này, linh hồn đều sẽ trải qua lần triệt ngộ, sản sinh ra tâm rời xa tự ngã, tuôn ra những xung động muốn lợi ích chúng sinh. Bất kể lúc nào, người nào nghĩ đến Địa Tạng Vương Bồ Tát, nghĩ đến việc ngài đã vì mẹ mà vĩnh viễn ở địa ngục, thương xót hết thảy chúng sinh, coi hết thảy chúng sinh như cha mẹ… thì trong lòng đều kính trọng, đều bất giác nghĩ đến cha mẹ mình, trong lòng liền nảy sinh niệm đầu tận hiếu, đều thành kính đảnh lễ Địa Tạng Vương Bồ Tát.

Ý nghĩa văn khấn đức Địa tạng Vương Bồ tát

Theo phong tục tập quán xưa cũ, hàng năm trên khắp mọi miền đất nước người Việt vẫn đi lễ, đi trẩy Hội ở Chùa vào các ngày lễ, tết, tuần tiết, sóc, vọng và ngày Hội, để tỏ lòng tôn kính, ngưỡng mộ biết ơn Tam Bảo, cùng chư vị Hiền Thánh, Thần linh,…

Văn khấn đức Địa tạng Vương Bồ tát- Giáo chủ chốn U Minh

Văn khấn đức Địa tạng Vương Bồ tát- Giáo chủ chốn U Minh

Chùa đã đi sâu vào đời sống tinh thần của con người với truyền thuyết linh diệu của Phật của các vị Phật, Bồ Tát, các chư vị Hiền Thánh, Thần linh trong nhiều trường hợp. Nơi thờ tự còn là những nơi sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng. Con người hy vọng rằng bằng những hành động tín ngưỡng, phát tâm sở nguyện, có thể cầu nguyện Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát cùng các Chư vị phù hộ cho bản thân, cùng gia đình, cộng đồng được an khang, thành đạt và thịnh vượng, yên bình, biến hung thành cát, giải trừ tội lỗi.

Sắm lễ vật cúng dường đức Địa tạng Vương Bồ tát

Theo phong tục Việt, khi đi lễ chùa bắt buộc phải có chút lễ mọn thành tâm. Tùy vào điều kiện kinh tế mà lễ có thể sang, hèn, lớn, nhỏ. Nơi Chùa là nơi thờ Tam Bảo nên cần sắm các lễ chay như hương hoa quả, oản… để dâng.

– Lễ Chay bao gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản,… dùng để lễ Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát cùng Chư Phật, Chư Bồ Tát.

Văn khấn đức Địa tạng Vương Bồ tát

“Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật ! (lạy 3 lạy)

Nam mô Đại bi, Đại nguyện, Đại thánh, Đại từ Bản tôn Địa Tạng Vương Bồ Tát.

Kính lễ Đức U Minh giáo chủ thùy từ chứng giám

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là: ………………..

Ngụ tại: ……………….

Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Cửa hoa, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới Toà sen báu.

Cúi xin Đức Địa Tạng Vương không rời bản nguyện, theo Phật phó chúc trên cung trời Đạo Lợi, chở che cứu vớt chúng con và cả gia quyến, như thể mẹ hiền, phù trì con đỏ, nhờ ánh ngọc Minh Châu tiêu trừ tội, trí tuệ mở mang, được mây từ che chở, tâm đạo khai hoa, não phiền nhẹ bớt. Khi còn sống thực hành thiện nguyện, noi gương Đại Sỹ, cứu độ chúng sinh. Khi vận hạn ốm đau, nhờ được đức từ hộ niệm, Thần Linh bản xứ giúp yên. Lúc lâm chung được nhờ ánh bi quang, vượt khỏi tam đồ, sinh lên cõi thiện.

Lại nguyện cho Hương linh Gia tiên chúng con nhờ công đức cúng dâng này thảy đều siêu thoát.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin bái thỉnh.

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật ! (lạy 3 lạy)”.

Xem thêm bài viết: BÀI VĂN KHẤN MÙNG 1 TẾT – CÚNG THẦN LINH VÀ GIA TIÊN NGÀY MÙNG 1 TẾT.


Bài viết cùng chuyên mục

Thư viện tổng hợp
Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
Văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ ngày cuối năm chuẩn nhất
Tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa, nội dung của Bát Nhã Tâm Kinh
Nữ xông nhà có được không? Có bầu xông đất tốt hay xấu
Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
Tử vi tháng 12/2021 của 12 con giáp chi tiết, đầy đủ nhất
Đặt câu hỏi
  • Hình thức tư vấn
  • Online
  • Mail
|
Tu vi