$nbsp;
01-01-2024 14:40

Văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ thường được sử dụng trước khi gia chủ muốn tiến hành dọn dẹp bạn thờ vào dịp cuối năm khi tết sắp đến xuân sắp về. Thường thời điểm này diễn ra vào khoảng thời gian ngày 23 tháng chạp. Theo phong tục người Việt sẽ tiến hành dọn dẹp bàn thờ, rút bớt chân hương, sửa sang bàn thờ chuẩn bị cho ngày tết đến.

Để thực hiện công việc này, gia chủ cần chú ý tới việc cần phải thắp hương để xin phép các cụ, xin phép tổ tiên trước khi tiến hành lau dọn bàn thờ.

Trước khi lau dọn bàn thờ, nhớ tiến hành sắm lễ cúng theo đúng văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ. 

Thông thường thì việc dọn dẹp nhà cửa sẽ bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp (23/12 âm lịch) thì người bắt đầu thu xếp thời gian dọn dẹp và bày biện bàn thờ gia tiên. Không nhất định vào ngày nào mà việc này kéo dài tới trước thời điểm giao thừa là phải hoàn tất. Việc quét dọn bàn thờ còn được gọi là tục “quét tàn tinh” cần lưu ý nếu nhà mới có tang thì không được quét dọn bàn thờ để tránh, kiêng khói vụi bay vào mắt người mới mất.

Thời điểm này các Táo đã lên chầu trời, chỉ còn một số thần linh nhỏ ở lại trực nên việc xê dịch đồ thờ khi di chuyển trong quá trình dọn dẹp sẽ không làm mạo phạm tới các thần. Tuy nhiên, trước khi tiến hành dọn dẹp bàn thờ gia tiên thì phải cúng bái theo bài văn khấn chuẩn, theo đúng mẫu để tỏ lòng thành kính, tôn trọng tổ tiên và thần linh.

Lưu ý: Khi lau dọn bàn thờ, bạn nên dùng nước ấm, rượu hoặc nước gừng để lau chùi đồ thờ cúng và trước khi làm việc này thì cần phải thắp hương và cúng khấn xin phép gia tiên.

Văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ

Văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ

Bài văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ ngày cuối năm

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con xin tấu lạy Chín phương Trời, Mười phương chư Phật, chư Phật Mười phương

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ, long mạch thổ, thần Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là:………………

Ngụ tại:………………….

Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ dòng họ …. tại…… (địa chỉ nhà ở, quê).

Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp năm … ,con xin phép được bao xái lại bàn thờ gia tiên để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ,đón năm mới tới, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ … chấp thuận.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Sau hơn nửa tuần nhang thì bạn có thể tiến hành vệ sinh bát nhang và ban thờ.


Cách lau dọn bạn thờ dịp cuối năm đúng cách

Có 2 thời điểm bao sái: Một là làm trước lễ cúng Táo quân chầu trời; Hai là nhân tiện Táo quân vắng nhà thì tranh thủ bao sái bàn thờ để đón năm mới và đón Táo quân trở về (thường vào 23 và 30 tháng Chạp).

  • Lưu ý khi lau rửa bài vị của tổ tiên phải dùng nước ấm, không dùng nước lạnh.
  • Khi làm vệ sinh nếu có bài vị của thần Phật thì phải lau trước sau đó đó dùng nước mới để lau bài vị tổ tiên, tuyệt đối không lau bài vị của tổ tiên trước. Bởi người xưa quan niệm như vậy là bất kính. mạo phạm với thần phật, thần phật có ngôi vị cao hơn nên dễ khiến tổ tiên bị chèn ép.
  • Sau khi lau bài vị xong mới đến phần dọn bát hương, công việc này cũng rất quan trọng, ngày nay đa phần mọi người đều rút chân hương rồi cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài, theo người xưa như vậy rất dễ gây “tán tài”, vì vậy người ta dùng chiếc thìa nhỏ xúc từng thìa đổ ra ngoài rồi mới rửa sạch bát hương đặt sang một bên.
  • Khi bát hương khô ráo, nếu là bát hương thờ thần phật thì dùng bảy tờ tiền vàng, bát hương của tổ tiên thì dùng ba tờ tiền vàng đốt hơ quanh, cháy một nửa thì bỏ vào trong, đợi tiền vàng cháy hết thì đổ tro vào một lần, như vậy gọi là “ra nhỏ vào lớn”, ý là “tiền ra nhỏ giọt, tiền vào như thác đổ”, nếu lúc đầu đổ ra hết sau đó múc từng ít một vào thì gọi là “vào nhỏ ra lớn”, tức “tiền ra thì nhiều mà tiền vào thì ít”.
  • Ngày nay có nhiều người đem tro bát hương đổ cũ ra sông, thay vào bát hương tro mới, nhưng người xưa thì dùng chiếc rổ mắt nhỏ để lọc tro cũ, lọc xong lại đổ vào bát hương chứ không đổ đi. Việc lọc tro cũng phải bắt đầu từ bát hương thờ thần phật.
  • Sau khi lau rửa sạch sẽ, người ta sẽ đem bài vị thần Phật và tổ tiên đặt lại chỗ cũ và công đoạn này cũng rất phức tạp. Trước hết phải chuẩn bị một chiếc lò nhỏ trong có đốt than hoa, đặt dưới bàn thờ khoảng 15 phút, sau đó đốt bảy tờ tiền vàng làm dấu hơ ở bốn hướng trên dưới trái phải, ý là dùng lửa để khai quang, làm sạch, tiền vàng chưa cháy hết thì bỏ vào lò than hoa.

Những lưu ý khi dọn bát nhang

  • Sau khi lau bài vị xong mới đến phần dọn bát hương, công việc này cũng rất quan trọng, ngày nay đa phần mọi người đều rút chân hương rồi cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài, sau đó rửa sạch bát nhang, để khô ráo.
  • Chân nhang sau khi rút ra, một số gia đình sẽ để lại 3 chân nhang, còn thì đem đốt những chân nhang còn lại thành tro, đem rải ở sông hoặc đất sạch.
  • Một điều lưu ý là khi thêm tro hoặc cát sạch cho bát hương cần đổ đầy và ém thật chặt, để khi thắp nhang, sẽ giữ chân nhang được thẳng thớm, cứng cáp. Bát hương bàn thờ mà cắm vào nhiều nhang xiêu vẹo là điều không nên.

Việc lau dọn bàn thờ vẫn được người dân thực hiện mỗi năm, thế nhưng nhiều người lại quên mất rằng việc lau dọn bàn thờ là đang động đến nơi tôn nghiêm, nơi của các thân linh, của tổ tiên. Chính vì vậy rất cần phải làm lễ cúng theo văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ nhằm xin phép tổ tiên, xin phép các vị thần rồi mới được tiến hành. Có thờ có thiêng, có kiêng có lành, hãy làm đúng cái tâm để không mạo phạm.

, ,

Bài viết cùng chuyên mục

Thư viện tổng hợp
Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
Văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ ngày cuối năm chuẩn nhất
Tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa, nội dung của Bát Nhã Tâm Kinh
Nữ xông nhà có được không? Có bầu xông đất tốt hay xấu
Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
Tử vi tháng 12/2021 của 12 con giáp chi tiết, đầy đủ nhất
Đặt câu hỏi
  • Hình thức tư vấn
  • Online
  • Mail
|
Tu vi