xemboi.com.vn

Luật nhân quả nào dành cho những người ác khẩu

Đức Phật đã dạy rằng, ác khẩu hay còn gọi là ác ngữ chính là một trong bốn điều bất thiện thuộc về lời nói (vọng ngữ, ỷ ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu). Lời nói tưởng chừng không gây hại tới ai nhưng “ác khẩu” đôi khi để lại những hậu quả rất nặng nề, không tài gì cứu vãn. Luật nhân quả cũng sẽ không bỏ qua những người ác khẩu này.

Lời nói vốn dĩ có tác dụng xoa dịu nỗi đau, làm vơi đi những tâm trạng buồn, một lời nói nhã nhặn, lịch thiệp, một lời khuyên đúng thời, đúng lúc có thể sẽ làm thay đổi suy nghĩ tiêu cực của đối phương, từ đó sẽ làm thay đổi được hành vi, những việc làm bất thiện.

Thế nhưng ngược lại với điều đó cũng chính lời nói cũng có thể đưa con người vào vực thẳm tội lỗi, khiến người nào đó phải ăn năn, hối hận cả cuộc đời, mà ác ngữ, ác khẩu chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới hậu quả như vậy.

Luật nhân quả dành cho người ác khẩu

Hãy thận trọng với ác nghiệp luật nhân quả không trừ một ai

Cho nên, có câu sách tấn rằng “Phàm làm việc gì, suy nghĩ đến hậu quả của nó”, hay “Bồ tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả”, tức là người trí, người giác ngộ thì làm việc gì, nói lời gì, nghĩ điều gì luôn luôn cẩn trọng, cân nhắc đến hậu quả của nó. Còn người mê thì cứ làm, cứ nói, cứ hành xử theo cảm tính, theo suy nghĩ cá nhân của mình cho thỏa dạ hả lòng, khi hậu quả đến thì lo âu sợ hải.

Hậu quả khó lường cho những người “ác khẩu theo luật nhân quả

Bởi luật nhân quả không từ một ai thế nên kể cả việc nói ra những lời ác ngữ, hay viết ra, hay thậm chí là việc hưởng ứng, tán thành và ủng hộ những lời ác ngữ thì đó cũng là một điều xấu, một hành động sẽ bị ảnh hưởng và chịu hậu quả của luật nhân quả. 

Trong Phật giáo gọi những điều này là nghiệp, mà nếu đã là nghiệp ắt sẽ chi phối đời sống của chính người đó. Bởi vậy một lời nói ác khẩu, ác ngữ sẽ để lại hậu quả khó lường, và chắc chắn nó cũng sẽ chị quả báo của luật nhân quả

 

Exit mobile version