$nbsp;
01-01-2024 13:43

Cách cúng rước ông bà tổ tiên 30 tết như thế nào là đúng? Bài cúng rước ông bà, tổ tiên ngày 30 về ăn 3 ngày Tết cùng con cháu theo phong tục cổ Truyền Việt Nam.

Nghi lễ cúng rước ông bà tổ tiên 30 về ăn Tết là một phong tục, nét văn hóa truyền thống lâu đời của người Việt nhằm thể hiệu chữ Hiếu cũng như lòng biết ơn đối với cội nguồn. Phong tục cúng rước này được diễn ra vào ngày cuối cùng của năm âm lịch. Qua đây hãy cùng xemboi.com.vn đi tìm hiểu về cách cúng rước ông bà 30 Tết như thế nào nhé.

cách cúng rước ông bà 30 tết

Cách cúng rước ông bà, tổ tiên ngày 30 về ăn Tết

1. Cách cúng rước ông bà, tổ tiên ngày 30 Tết

Trong văn hóa cổ truyền của dân tộc Việt Nam ngày Tết có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó không chỉ đơn giản là ngày sum họp gia đình mà nó còn là ngày để con cháu hướng đến ông bà, tổ tiên đã khuất, để tưởng nhớ về cội nguồn đã sinh ra. Vì thế nên bữa cơm tất niên thường được cúng vào ngày cuối cùng của năm tính theo lịch âm.

Để rước ông bà tổ tiên về ăn Tết, thường con cháu ở gần sẽ trực tiếp ra phần mộ gia tiên để dọn dẹp vào chiều 30 Tết. Sau đó các con cháu ở nhà cùng nhau dọn dẹp, sửa sang, để thể hiện sự đoàn kết, gia đình cũng cần dọn dẹp bàn thờ và lau dọn nhà cửa sao cho sạch sẽ để đón năm mới. Đối với người làm lễ cúng nên tắm rửa sạch sẽ và mặc quần áo kín đáo, chỉnh tề đề thể hiện lòng tôn nghiêm và thành kính đến với các bậc bề trên.

Có hai cách rước:

  • Cách thứ nhất là con cháu phải chỉ làm cỗ dâng cúng gia tiên vào trưa ngày 30 Tết, khấn vái mời các vụ về dự hưởng tại nhà.
  • Cách thứ hai là chiều ngày 30 Tết, gia chủ và người thân trong gia đinh ra mộ, sửa sang, dọn sạch và thắp hương khấn mời tổ tiên về nhà cùng con cháu đón Tết.

Ngoài ra tiếp đó các gia đình cũng chuẩn bị mâm cơn để cúng rước ông bà, tổ tiên về. Trong lúc rước ông bà, tổ tiên về cũng nên đọc bài cúng rước ông bà về ăn Tết. Còn đối với người làm lễ cúng thì cũng nên tắm rửa sạch sẽ và mặc quần áo kín đáo, chỉnh tề trước khi khấn cúng nhé.

2. Chuẩn bị mâm cúng rước ông bà tổ tiên ngày 30 Tết

Việc chuẩn bị mâm cúng vào ngày 30 Tết thì tùy tâm vào gia chủ vì thực tế không có một quy chuẩn nào cho việc này. Vì vậy nên có rất nhiều người không biết cách để chuẩn bị mâm cơm cúng để rước ông bà, tổ tiên về ăn Tết. Dù điều kiện kinh tế gia đình có thế nào đi nữa thì trong mâm cơm để cúng ông bà, tổ tiên cũng không thể thiếu những thứ sau đây:

  • Mâm lễ mặn (thường có canh măng, bánh chưng, nem, giò, dưa góp, thịt nướng….).
  • Vàng mã
  • Nến hoặc đèn dầu
  • Hoa tươi
  • Hoa quả tươi: Sử dụng cho mâm ngũ quả

3. Bài văn khấn rước tổ tiên ngày 30, 29 Tết

Để cho nghi lễ rước ông bà, tổ tiên về ăn tết ngày 30 được trọn vẹn, dưới đây sẽ là bài cúng trưa 30 Tết:

Hôm nay, ngày…. tháng…. năm…

Tại: ….

Tín chủ con là….. cùng với toàn gia kính bái..

Nay nhân ngày….

Kính cẩn sắm một lễ gồm… gọi là lễ mọn lòng thành, kính dâng lên:

Đông trù Tư mệnh Táo phủ thần quân, bản gia tiên sư, bản viên thổ công, liệt vị tôn thần.

Trước linh vị của….

Và các vị tổ bá, tổ thúc, tổ cô, cùng các vong linh phụ thờ theo tiên tổ.

Kính cẩn thưa rằng: Năm cũ sắp hết, ngày Tết tới gần, chuẩn bị mừng xuân.

Kính cáo: thô, địa, chư vị linh thần.

Kính mời: Vong linh tiên tổ về với gia đình để cháu con phụng sự.

Cẩn cáo!

cách cúng rước ông bà 30 tết

Bài văn khấn rước tổ tiên ngày 30, 29 Tết

Bài văn khấn rước ông bà, tổ tiên vào chiều 30 tết

Trước khi cúng đốt nhang 2 bên cổng, 2 bên cửa. Khi rước ông bà về đèn dầu cháy suốt, đến khi đưa thì tắt.

Đốt áo quần, vàng bạc khi rước để có xài tết

Nam mô A di đà Phật (3 lần)

Nam mô Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát (3 lần)

Hôm nay ngày tháng năm

Số nhà, đường phố…..

Con cháu họ…..tâm thành lễ bạc cúng rước ông bà. Tối 30 bước qua mồng 1, đêm giao thừa con chẳng có chi, trước thời cúng Phật trong nhà, sau cúng chư vị thần linh nơi này. Kinh cáo tôn thần cho vong linh tổ tiên, con cháu họ…..xa gần, chết nơi hoang lạnh, không cửa không nhà, mồ mả không an, 30 con rước tổ tiên dòng họ…..về nơi dương thế vui xuân cõi trần. Tổ tiên Họ……lớn nhỏ xa gần, ông bà con cháu xin mời về đây, vui xuân chúc tết ở chốn trần gian, đói khát lang thang hôm nay cúng cấp, lớn nhỏ đủ đầy con xin kính cáo.

A Di đà Phật.

Sau khi bái cúng rước ông bà 30 tết, đón tổ tiên xong, chờ cháy xong một tuần hương thì vái cúng, hạ mâm lễ, cả nhà cùng nhau ăn Tết, quây quần bên nhau, đón mừng năm mới.

Đây là bài văn cúng rước ông bà 30 Tết đã được chúng tôi chia sẻ được sử dụng cho các gia đình trong dịp cúng Lễ Tất Niên cuối năm cũng là phong tục cúng Tất Niên của người dân Việt Nam.

 

Bài viết cùng chuyên mục

  • Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
  • Lời chúc tết người yêu cũ hay, mang nhiều ý nghĩa
  • Lời chúc tết cho vợ yêu tình cảm, ý nghĩa, gắn kết vợ chồng
  • Lời chúc tết khách hàng hay ý nghĩa, tăng thêm gắn kết
  • Lời chúc tết cho anh trai hay và hài hước năm 2024
Thư viện tổng hợp
Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
Văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ ngày cuối năm chuẩn nhất
Tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa, nội dung của Bát Nhã Tâm Kinh
Nữ xông nhà có được không? Có bầu xông đất tốt hay xấu
Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
Tử vi tháng 12/2021 của 12 con giáp chi tiết, đầy đủ nhất
Đặt câu hỏi
  • Hình thức tư vấn
  • Online
  • Mail
|
Tu vi