$nbsp;
24-04-2019 11:18

Bát Nhã Tâm Kinh hay còn gọi là Bát Nhã Ba-La-Mật-Đa Tâm Kinh, được Phật Giáo kế thừa và lan tỏa rộng rãi từ nhiều năm nay. Cùng xemboi.com.vn tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa cũng như nội dung của bài kinh nhiều người đọc thuộc này qua bài viết sau đây nhé.

Bát Nhã Tâm kinh là gì?

Bát Nhã Ba-La-Mật-Đa Tâm Kinh là bài kinh được tụng đọc tại các chùa nhiều năm nay. Bài kinh được tụng theo hệ thống của Phật Giáo Đại Thừa, được nhiều người tụng thuộc. Đây là bài kinh mang ý nghĩa lướn. Tuy nhiên, lại được phiên âm tiếng Hán và phải hiểu nghĩa tiếng Việt.

Tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa, nội dung của Bát Nhã Tâm Kinh

Tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa, nội dung của Bát Nhã Tâm Kinh

Nguồn gốc của Bát Nhã Tâm Kinh

Bát Nhã Tâm Kinh được xem là một phần ý nghĩa lớn không thể thiếu của Đại Bát Nhã, bộ sưu tập khoảng 40 kinh điển Phật giáo từ năm 100 TCN đến 500 SCN. Vẫn còn nhiều dấu chấm hỏi cho nguồn gốc của bộ kinh này. Theo Red Pine, bản ghi sớm nhất là một bản dịch tiếng Trung từ Phạn ngữ do nhà sư Chih-ch’ien dịch vào khoảng thế kỷ thế 2 SCN.

Bài giới thiệu và kết luận trong bản dịch đã xuất hiện thêm ở thế kỷ thứ VIII. Phiên bản dài hơn này đã được chấp nhận bởi Phật giáo Tây Tạng. Tuy nhiên, Trong Thiền Tông và các trường phái Đại Thừa khác có nguồn gốc ở Trung Quốc, phiên bản ngắn thì phổ biến hơn.

Mở rộng định dạng mới này đến giới hạn hợp lý của nó, trường phái Mật tông Phật giáo (Phật giáo Kim Cương Thừa), phát triển phiên bản ngắn nhất trong tất cả văn bản Bát Nhã Tâm Kinh, một tác phẩm có tên “Sự hoàn hảo của trí tuệ“. Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật (Diamond Sutra) là một phiên bản khác của Bát Nhã Tâm Kinh, nó được lưu truyền rộng rãi ở vùng Đông Á và được biết với tên gọi ngắn hơn là Kinh Kim Cang hay Kinh Kim Cương.

Bát Nhã Tâm Kinh mang ý nghĩa gì?

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh là một bộ kinh rất ngắn của Đại Thừa Phật giáo. Tuy nhiên, ý nghĩa của bộ kinh này lại vô cùng quan trọng, lớn lao. Nó đánh sâu vào thói quen chấp thật vô cùng nặng nề của chúng sinh. Bộ kinh này thường xuyên được các chùa tụng niệm. Các thầy cúng đám hiếu cũng sử dụng trong những ngày tang lễ. Kể cả ở nông thôn miền nam Việt Nam cũng tụng kinh này.

Chắc hẳn đây là bài kinh vô cùng quen thuộc với các quý tín đồ, phật tử. Tuy nhiên, để hiểu về bộ kinh này thì không có lời chắc chắn nào cả. Bởi không ít người đã từng thừa nhận, mình tụng bài kinh mỗi ngày nhưng việc hiểu ý nghĩa thì không dám chắc.  Bài Tâm kinh, dù viết bằng tiếng Phạn hay được dịch ra tiếng Hán, tiếng Việt, đều gọi là Văn tự Bát Nhã. Thực tướng của Bát Nhã được nói đến không ba cũng không một. Phân ba được hiểu là nhìn vào tâm của chúng sanh mà phân ra. Do chúng sinh chưa thể một bước vào thẳng Quán chiếu hay Thực tướng Bát Nhã, nên phải mượn ngôn từ chuyển tải mà thành Văn tự Bát Nhã.

Tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa, nội dung của Bát Nhã Tâm Kinh

Tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa, nội dung của Bát Nhã Tâm Kinh

Nếu mọi người cả ngày hay đêm cũng đều tụng bài kinh Bát Nhãm, nhưng vẫn không hiểu ý nghĩa. Ấy là đang thực hành. Dù cho có không hiểu, nhưng vẫn thực hành theo những điểu chỉ dẫn trong bài kinh, quý phật tử vẫn được hưởng phúc khí. Tụng kinh dù là kinh gì, đương nhiên phải là kinh Phật, thì ngoài việc giúp huân tập kinh điển vào tạng thức của mình, còn là bước đầu giúp chúng ta quy hướng Phật đạo. Nó có tác dụng giúp tâm an định phần nào. Nhờ vậy, tụng bất cứ kinh gì với tâm thành kính và tập trung, ta đều gặt được sự an lạc trong hiện tại.

Nội dung của bài Bát Nhã Tâm Kinh

Nhiều vị tôn đức đã dịch bài Bát Nhã Tâm Kinh ra tiêng Việt. Trước hết chúng ta tìm hiểu sơ lược về một số từ ngữ hầu giúp chúng ta hiểu ý từng đoạn kinh quan trọng.

– Maha: Mang ý nghĩa là đại, lớn, ý nói đến trí huệ rộng lớn sâu sắc.

– Bát Nhã: Tiếng Pàli là Pañña, tiếng Sanskrit là Prajnà, nghĩa là trí huệ đầy đủ. Người Trung Hoa âm ra là Bát Nhã. Điều này có nghĩa tài trí thông tuệ hơn những người bình thường. Trí huệ này chỉ có nơi người tu tập kinh nghiệm định sâu, và qua sự kích thích của phản xạ thụ động huệ tự phát, chứ không qua sự học hỏi thế gian cóp nhặt của người khác. Đây là trí huệ tâm linh, trí huệ siêu vượt, là tuệ giác, là Phật tánh hay là tiềm năng giác ngộ có sẵn trong mỗi người chúng ta.

– Ba-La-Mật: Âm từ chữ Paramita, tức là “qua bờ bên kia”. Người Trung Hoa dịch là “đáo bỉ ngạn” nghĩa là “đã tới bờ bên kia”. Ba-La-Mật ra ngoài chân lý quy ước, nó thuộc chân lý tối hậu. Chúng ta có thể hiểu như là: Sự kiện toàn của Trí Tuệ, Trí Tuệ hoàn hảo, Trí Tuệ vượt bậc, Trí Tuệ đạt cảnh giới cao nhất… gọi là Bát Nhã Ba-La-Mật.

– Kinh: Kinh có nghĩa là lời dạy của Đức Phật. Những bài kinh dạy chúng ta tu tập, rèn luyện để thoát khỏi bể khổ, để hoàn thiện con người hơn. Luận chính là những lời chú thích về bài kinh. Sau này, các vị Tổ viết ra những bộ Luận vẫn ghi là Kinh. Ví dụ như: Ngài Thần Hội, đệ tử trẻ nhất của ngài Lục Tổ Huệ Năng ghi lại những lời dạy của Lục Tổ đề là “Kinh Pháp Bảo Đàn”. Cũng như những bộ Kinh của hệ Phát Triển như: Kinh Pháp Hoa, Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Duy Ma Cật, Kinh Kim Cang v.v… cũng đề là Kinh, nhưng thực ra chỉ là những bộ Luận thôi!

– Tâm Kinh: Theo hữu vi pháp, tâm được hiểu là trái tim con người. Sự sống chết của con người được giới hạn bằng sự đập và ngừng của trái tim. Trái tim trong đạo Phật thường được hiểu qua các từ ngữ như “mạng mạch” là sinh mạng của giáo pháp nhà Phật. Nói về chân đế, Bát Nhã Tâm Kinh là trái tim sống hoài của đạo Phật, có nghĩa là Trí Tuệ siêu việt. Nói về tục đế, Bát Nhã Tâm Kinh là trái tim của giáo pháp.

Nội dung bài kinh theo bản dịch âm

“Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh.

Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách. Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hành thức diệc phục như thị.

Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành thức. Vô nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, vô sắc, thanh hương vị xúc pháp, vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới. Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận. Vô khổ, tập, diệt, đạo. Vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố. Bồ đề tát đõa y Bát nhã Ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn.

Tam thế chư Phật, y Bát nhã Ba la mật đa cố, đắc A nậu đa la Tam miệu Tam bồ đề.

Cố tri Bát nhã Ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư.

Cố thuyết Bát nhã Ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết:

Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.”

Bản dịch nội dung Bát Nhã Tâm Kinh phổ thơ lục bát

“Khi hành Bát Nhã Ba La

Ngài Quán Tự Tại soi ra tột cùng

Thấy ra năm uẩn đều Không

Bao nhiêu khổ ách khốn cùng độ qua

Nầy Xá Lợi Tử xét ra

Không là sắc đó, sắc là không đây

Sắc cùng không chẳng khác sai

Không cùng sắc vẫn sánh tài như nhau

Thụ, tưởng, hành, thức uẩn nào,

Cũng như sắc uẩn, một màu không không

Nầy Xá Lợi Tử ghi lòng

Không không tướng ấy, đều không tướng hình

Không tăng giảm, không trược thanh

Cũng không diệt, cũng không sanh pháp đồng

Vậy nên trong cái chơn không

Vốn không năm uẩn, cũng không sáu trần

Mắt, tai, mũi, lưỡi, ý, thân

Vị, hương, xúc, pháp, cùng phần sắc, thinh

Từ không giới hạn mắt nhìn

Đến không ý thức, vô minh cũng đồng

Hết vô minh, cũng vẫn không

Hết già, hết chết, cũng không có gì

Không khổ, tập, diệt, đạo kia

Trí huệ chứng đắc cũng là không không

Sở thành, sở đắc bởi không

Các vị Bồ Tát nương tùng huệ năng

Tâm không còn chút ngại ngăn

Nên không còn chút băn khoăn sợ gì

Đảo điên mộng tưởng xa lìa

Niết Bàn mới đến bên kia bến bờ

Ba đời chư Phật sau, xưa

Đắc thành Chánh Giác cũng nhờ huệ năng

Trí huệ năng lực vô ngần

Đại Minh vô thượng, Đại Thần cao siêu

Trí huệ năng lực có nhiều

Thật là thần chú trừ tiêu não phiền

Trí huệ năng lực vô biên

Dẫn đường giải thoát qua bên giác ngàn

Liền theo lời chú thuyết rằng:

Độ tha giác ngộ khắp trần chúng sanh.

Yết đế, yết đế

Ba la yết đế

Ba la tăng yết đế

Bồ đề Tát bà ha”.

Trên đây là nguồn gốc, ý nghĩa cũng như nội dung bài kinh Bát Nhã Tâm Kinh được nhiều người thuộc nằm lòng. Mời bạn đọc xem thêm bài viết về tu vi nam 2019 để xem vận hạn bản thân trong năm như thế nào nhé.

Bài viết cùng chuyên mục

Thư viện tổng hợp
Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
Văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ ngày cuối năm chuẩn nhất
Tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa, nội dung của Bát Nhã Tâm Kinh
Nữ xông nhà có được không? Có bầu xông đất tốt hay xấu
Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
Tử vi tháng 12/2021 của 12 con giáp chi tiết, đầy đủ nhất
Đặt câu hỏi
  • Hình thức tư vấn
  • Online
  • Mail
|
Tu vi