$nbsp;
20-08-2018 17:57

Niệm phật là gì? Niệm Phật thế nào cho thật đúng, niệm phật có ý nghĩa như thế nào? Niệm Phật có phải là con đường nhanh nhất để thoát khỏi vòng luân hồi, khổ đau của cõi Ta Bà hay không, hãy cùng tìm hiểu

Có người quan niệm rằng bằng việc niệm phật, đây là con đường nhanh nhất để thoát khỏi luân hồi khổ đau, bởi vậy mà phương pháp tu tập này trở thành một trường phải phổ biến nhất trong Phật giáo hiện đại. Có rất nhiều các phât tử thường xuyên niệm Phật nhằm tái sinh về cõi Tây Phương Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà sau khi chết.

Niệm Phật – ý nghĩa lợi ích và cách Niệm Phật sao cho đúng nhất. 

Niệm Phật Là Gì?

Niệm Phật là một phương pháp thực hành rất phổ biến trong Phật giáo Đại Thừa, đặc biệt là Tịnh độ tông. Tông phái sử dụng 3 bộ kinh chính đó là:

  • Kinh Vô Lượng Thọ (sukhāvatī-vyūha)
  • Kinh A-di-đà (amitābha-sūtra)
  • Kinh Quán Vô Lượng Thọ (amitāyurdhyāna-sūtra).

Người thực hành niệm kinh phật theo danh hiệu Đức Phật A Di Đà sẽ cần phải chú tâm vào câu niệm của mình, không để tâm trí đi lang thang, không có những suy nghĩ tán loạn. Hành giả thực hành thường xuyên để hướng tâm về với Phật, từ đó những suy nghĩ và hành động tích cực sẽ được thực hiện. Thông qua các thực hành khác, hành giả niệm Phật sẽ loại bỏ mọi phiền não để đạt trạng thái nhất tâm bất loạn, quán tưởng Phật A Di Đà xuất hiện dẫn dắt họ về cõi Cực Lạc sau khi chết.

Một người niệm Phật muốn được vãng sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà cần phải hội tụ đủ 3 yếu tố :

  • Niềm tin: Tin tưởng vào sự tồn tại của cõi Tây Phương, tin tưởng giáo pháp của phật, tin tưởng bản thân.
  • Uớc nguyện: Có mong ước mãnh liệt và chân thành muốn vãng sanh về cói Tịnh Độ
  • Hành trì: Thực hành các giáo pháp nhằm loại bỏ hết phiền não gây ra đau khổ. Có như vậy mới nhất tâm bất loạn khi niệm Phật.
Ý nghĩa của niệm phật

Niệm phật – ý nghĩa và cách niệm phật cho đúng

Ý nghĩa của Niệm Phật A Di Đà

  • Tương truyền A Di Đà là một vị Phật rất được tôn kính ở Trung Quốc và Việt Nam. Từ Phạn ngữ “Amitabha” theo nghĩa đen là “ánh sáng vô hạn”. Ngài được cho là cai quản vùng đất Tịnh độ (Sukhavati), ở nơi đó tất cả các chúng sinh đều được hưởng hạnh phúc vô hạn.
  • Theo Kinh điển Đại Thừa, Đức Phật A Di Đà trong thời cổ đại là một tu sĩ có tên Dharmakara, ngài được mô tả như một vị vua đã từ bỏ ngôi vương để tiếp cận với giáo lý thiêng liêng của Phật giáo Phật giáo qua đức Phật Lokesvararaja (vị Phật thứ 53 trong lịch sử).
  • Ngài đã lập ra 48 lời nguyện tuyệt vời để phổ độ chúng sinh và lời nguyện thứ 18 là nền tảng của Tịnh độ: “Nếu trước lúc lâm trung, tất cả chúng sinh khát khao thành thực và đức tin để được tái sinh trong đất của tôi, niệm tên tôi 10 lần mà không được sinh ra ở đó, thì tôi không thể đạt được giác ngộ hoàn hảo”
  • Lời nguyện đó đã được hệ thống thành một pháp môn tu tập được gọi là Tịnh độ tông hay Pháp Môn Niệm Phật. Qua nội dung 48 lời nguyện của Phật A Di Đà cho thấy, con đường tu tập Tịnh độ dựa vào nguyện lực của Đức Phật A Di Đà để giải thoát khỏi chu kỳ tái sinh.
  • Người ta cho rằng, niệm Phật là con đường tu dễ nhất, và đó cũng là lý do tại sao Tịnh độ tông là trường phái phổ biến nhất hiện nay. Rất nhiều Phật tử thường xuyên niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” và thực hành các giáo lý đạo đức, rèn luyện tâm để đạt bình an và hạnh phúc trong cuộc sống.

Ý Nghĩa Của Câu Niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”

  • Từ “Nam Mô” là một phiên âm từ tiếng Phạn “Namo”, có ý nghĩa là “nương tựa”. Điều này có nghĩa là chúng ta trở lại và dựa vào Tam Bảo. Từ “A Di Đà” cũng là một chuyển ngữ từ tiếng Phạn “Amitabha”, có nghĩa là “sự khôn ngoan vô hạn” hay “ánh sáng vô hạn”.
  • Do đó, câu niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” có nghĩa là “Nương tựa vào Đức Phật A Di Đà” hay “Nương tựa vào ánh sáng vô hạn của Phật.”
  • Ở Trung Quốc, câu niệm danh hiệu Phật A Di Đà là “Namo Amituofo” hay “Namo Omito-Fo”, còn ở Việt Nam, các Phật tử thường niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” hay gần đây thì xuất hiện thêm câu “Nam Mô A Mi Đà Phật“. Câu niệm Phật A Di Đà trong tiếng Nhật là “Namu Amida Butsu”.
  • Một số tu sĩ Phật giáo thường sử dụng câu “A Di Đà Phật” như một lời chào, một lời cảm ơn hay một lời chúc tốt lành đến người đối diện. Các nhà sư Trung Hoa thường chắp tay trước ngực, cúi nhẹ và nói “Amituofo” khi họ tương tác với người khác.

Lợi ích của việc Niệm Phật 

  • Các Phật tử theo Tịnh Độ tin rằng, nếu ai đó nhất tâm niệm Phật thì sẽ được tái sinh ở cõi Tây Phương Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà. Họ cho rằng, việc niệm Nam Mô A Di Đà Phật bằng một tâm chân thành thì sẽ có thể kết nối với ánh sáng vô hạn của đức Phật.
  • Thực hành niệm danh hiệu Phật A Di Đà chính là “con đường nhanh chóng để đạt hạnh phúc cuối cùng.” Nếu bạn niệm Phật đúng cách, ngay cả đối với một người bình thường với mọi giới hạn và hạn chế, việc tái sanh trong vùng đất thuần tịnh không phải là quá khó khăn.
  • Ngoài lợi ích to lớn nhất của việc niệm Phật là vãng sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc, thì Niệm Phật cũng mang lại những lợi ích thiết thực mà mỗi người có thể cảm nhận đó là 

Niệm Phật giúp làm giảm các cảm xúc tiêu cực như: Tức giận, thù hận hay chấp trước

Niệm Phật giúp làm giảm sự thèm khát, tham lam và thay vào đó là nuôi dưỡng Bồ đề tâm để giúp đỡ chúng sinh thoát khỏi đau khổ

Niệm Phật là một hình thức chánh niệm giúp chúng ta sống tích cực trong khoảnh khắc hiện tại

Niệm Phật là một liệu pháp trấn an tâm lý tuyệt vời

Niệm Phật tạo niềm hy vọng, giúp chúng ta có niềm tin vào những điều tốt đẹp trong tương lai

Niệm Phật như một lời nhắc nhở chúng ta là con của Phật, từ đó chúng ta phải suy nghĩ và hành động theo những lời dạy của Phật.

Niệm Phật là một thực hành tuyệt vời giúp chúng ta tiến gần hơn với Phật. Chúng ta sẽ sống hạnh phúc với niềm vui và tình yêu vô điều kiện cho chính mình cũng như tất cả chúng sinh nếu hiểu và thực hành đúng với những lời dạy của Tịnh độ tông.

Niệm Phật như thế nào cho đúng ?

  • Tất cả chúng sinh đều có tiềm năng đạt được Phật quả (xem thêm Phật tánh). Tuy nhiên, đa số chúng ta bị chặn đứng bởi rất nhiều phiền não, từ đó phát sinh những suy nghĩ và hành động tiêu cực.
  • Một vị giác ngộ có tâm trí rõ ràng thuần khiết, không còn tham ái, tức giận và vô minh. Đây là khác biệt cơ bản giữa Phật và người bình thường.

Đây là 5 điều kiện để có thể tái sinh về cõi Tây Phương Cực Lạc : 

Tích lũy công đức lớn

Nghiền ngẫm giáo pháp của Phật để phát triển trí tuệ

Thực hành giáo pháp để giải thoát khỏi mọi tạp chất gây ra đau khổ

Phát tâm Bồ đề hướng dẫn nhiều người vào con đường tu tập chân chính để tất cả đều được hưởng hạnh phúc lâu dài

Niệm Phật nhất tâm bất loạn

  • Vì vậy, để niệm Phật đúng cách, chúng ta phải coi đó như một lời nhắc nhở chúng ta là con của Phật, phải suy nghĩ và hành động theo lời dạy của Phật. Tịnh độ tông đã phát triển một hệ thống mạnh mẽ và chặt chẽ để giúp chúng ta thực hành những điều kiện đó.
  • Ngày nay dường như đa phần các Phật tử chỉ chú tâm vào việc niệm Phật mà quên mất các điều kiện còn lại. Việc đăng ảnh Đức Phật A Di Đà hay Bồ tát Quan Thế Âm trên mạng xã hội và kèm theo các câu nhắn nhủ như “gõ chữ M sẽ được may mắn, hay gõ “A Di Đà Phật” sẽ được vãng sanh Cực Lạc…Lúc chết chỉ cần mời ban hộ niệm danh hiệu Phật A Di Đà là sẽ được tái sinh về cõi Tây Phương, là những hình thức chống phá trường phái Tịnh độ chân chính, làm cho người khác hiểu nhầm là trường phái mê tín dị đoan.
  • Các Phật tử từ đó đã không còn tới chùa nghe giảng Phật Pháp, làm Phật sự, tích lũy công đức hay gặp gỡ nhau để chia sẻ điều tích cực. Họ niệm phật ở nhà và không cần tìm hiều về Phật giáo để mở mang trí tuệ, không làm việc thiện tích lũy công đức không đào tạo tâm trí để hạn chế cảm xúc tiêu cực…Họ bỏ hết công việc gia đình, xã hội và chỉ chờ chết để về với Phật A Di Đà.

Hạnh phúc hay đau khổ là trách nhiệm của mỗi cá nhân, thật nguy hiểm nếu đẩy trách nhiệm đó cho người khác!

  • Để có thể niệm Phật nhất tâm bất loạn, chúng ta phải đạt trạng thái tĩnh lặng của tâm. Muốn đạt trạng thái đó chúng ta phát tâm Bồ đề mong muốn giác ngộ để giải thoát khỏi phiền não và giúp đỡ chúng sinh. Để giác ngộ chúng ta phải hiểu và thực hành các giáo pháp của Phật. Làm nhiều việc thiện để tích lũy công đức, thường xuyên thực hành thiền để giảm dần các cảm xúc tiêu cực.
  • Đức Phật A Di Đà là một vị Phật trong tự tánh của một người. Thế giới của Ngài cũng xuất hiện trong tâm trí của một người. Để thoát khỏi vòng luân hồi và lên cõi Tịnh Độ, ưu tiên hàng đầu là cắt đứt các tạp chất gây ra phiền não, thực hành nhiều công đức, hướng dẫn con đường Phật giáo chân chính đến với nhiều người khác để cùng nhau hưởng lợi lạc trong cuộc sống.
  • Những hành động tích cực được thực hiện khi tâm hồn thực sự bình an. Một người tu tập Tịnh Ðộ đúng đắng sẽ tụng niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà bằng một tâm chân thành và trong sạch. Khi thân và tâm của ta thanh tịnh, Đức Phật A Di Đà và các vị Bồ Tát sẽ dẫn chúng ta đến nơi cần đến trong lúc lâm trung!

, ,

Bài viết cùng chuyên mục

Thư viện tổng hợp
Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
Văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ ngày cuối năm chuẩn nhất
Tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa, nội dung của Bát Nhã Tâm Kinh
Nữ xông nhà có được không? Có bầu xông đất tốt hay xấu
Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
Tử vi tháng 12/2021 của 12 con giáp chi tiết, đầy đủ nhất
Đặt câu hỏi
  • Hình thức tư vấn
  • Online
  • Mail
|
Tu vi