$nbsp;
28-08-2018 16:32

Tụng kinh niệm Phật trong Phật Giáo thì những bài Kinh Phật Chú Đại Bi là quen thuộc thất. Việc thường xuyên trì tụng Chú Đại Bi sẽ giúp tiêu tai, giải nạn, bạo hộ chúng sinh, hướng tới thiện nghiệp. Để có thể trì tụng Chú Đại Bi đúng cách hiệu nghiệm cần lưu ý những điều sau.

1.Chú Đại Bi – bài chú tiêu tai giải nạn

  • Kinh Phật Chú Đại Bi được rút ra từ Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni của Quan Thế Âm Bồ Tát. Đây là vị Bồ Tát cứu khổ, cứu nạn, người có tấm lòng tu bi hỉ xả, cứu với chúng sinh khỏi khổ ách và nạn tai, đây là vị Bồ Tát được người đời kính ngưỡng nên bài chú này vô cùng quen thuộc. Mọi đệ tử của Phật pháp đều biết và đã từng trì tụng qua.
  • Chú Đại Bi gồm 84 câu, 415 chữ, được chia thành 2 phần theo cấu trúc của kinh Phật kinh điển. Mỗi một phần có tác dụng và cách sử dụng khác nhau. Người tìm hiểu phần có tác dụng và cách sử dụng khác nhau, người đọc cần nắm được để ứng dụng cho đúng trong quá trình tụng niệm.
  • Phần hiển (phần kinh) thể hiện ý nghĩa và chân lý của bài chú, Đây là phần mà chúng Phật tử thường tụng niệm hoặc nghiên cứu để tu tập, từ trong câu chữ chứa đựng ẩn ý và nội dung đạo. Phần này thường là một hoặc hai câu, ở trong Chú Đại Bi là câu “Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi”.
  • Phần mật (phần câu chú) là những câu kinh nội dung của phần hiển. Phần nội dung này được viết bằng tiếng Phạn và người thường không biết về ý nghĩa, chỉ trì tụng để đáp ứng công năng hiểu được nhờ phần hiển mà thôi. Phần Mật của Chú Đại Bi bao gồm 84 câu Kinh.
Chú Đại Bi cách trì tụng đúng cách

Chú Đại Bi cách trì tụng đúng cách

2.Tác dụng khi tụng Chú Đại Bi

  • Kinh Phật vốn là kết tinh của tinh thần Phật giáo, đây là việc làm mang ý nghĩa tâm linh thể hiện bằng câu chữ để Phật tử tụng niệm, gia trì, tu tập. Việc đọc kinh hàng ngày có thể giúp thanh tịnh tam nghiệp, khai thông huệ sinh, tiến tới cõi Tây Phương Cực Lạc. Thường xuyên Niệm chú để diệt trừ ác nghiệp là thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp, giúp tu tâm tịnh thân.
  • Thân nghiệp trong cuộc sống gồm sát sinh, tà dâm, trộm cướp. Khẩu nghiệp bao gồm nói dối, ác miệng, ba phải và bịa chuyện. Ý nghiệp gồm tham, sân, si. Nếu trừ được tam nghiệp này thì đạt tới cảnh giới vô ngã vô thường, thân tâm an lạc, một đời an nhiên.
  • Chú Đại Bi được gắn liền với Đức Bồ Tát Quan Âm đây là vị Bồ Tát có sức mạnh thấu triệt chúng sinh và lòng từ bi rộng mở khắp cõi. Trì tụng Chú Đại Bi có thể cảm thấu được ân đức của Bồ Tát đồng thời giúp đoạn trừ phiền não, hướng tới thiện hạnh, noi gương sáng của Ngài mà tu tập, tự tạo công đức tốt đẹp cho mình.

3. Cách trì tụng Chú Đại Bi hiệu nghiệm

Tụng kinh Phật nói chung và niệm Chú Đại Bi nói riêng có nhiều cách, mỗi người có thể tự chọn cho mình cách phù hợp nhất.

Đối với những người mới bắt đầu trì tụng Chú Đại Bi

  • Nếu là người mới bắt đầu trì tụng Chú Đại Bi hoặc ở nơi có nhiều người cùng trì tụng thì nên tụng nhanh, to rõ ràng và tụng thành tiếng. Âm thanh phát ra trầm bổng, nhằm nhắc nhở bản thân nên chuyên tâm vào bài kinh, cũng là để đánh thức tâm ý bồ đề của bản thân và những người xung quanh.
  • Với cách trù niệm này có thể chống buồn ngủ và chống phiền nhiễu, ý thức sẽ được đặt hết vào giọng đọc kinh, không bị phân tâm. Hơn nữa tụng thành tiếng rất có khí thế, tâm phấn chấn, hứng khởi hơn hẳn chỉ tụng một mình hay tụng trong tâm, giúp người mới có thể bắt nhịp với các khoá tụng.

Đối với những người đã quen trì tụng Chú Đại Bi

  • Với những người đã quen trì niệm, tâm tĩnh thân an thì có thể niệm bằng ý nghĩ, không cần phát ra tiếng nhưng trong tâm trí nhất mực hướng tới bài kinh. Cách niệm này không đơn giản với những người mới hoặc những người còn chưa thuộc kinh, sẽ dễ sinh mất tập trung hoặc gây buồn ngủ, mất hứng. Chỉ những người tu tập lâu năm, có kinh nghiệm và quá trình dưỡng rèn mới có thể đạt được

Việc trù niệm Chú Đại Bi dù theo cách nào thì điều quan trọng nhất vẫn phải là có lòng hướng Phật, lòng hướng thiện chăm chú vào từng câu, từng chữ. Những câu kinh này là phương tiện để đưa Phật tử từ giới thực thoát tới cảnh giới vô niệm, ngộ ra chân lý cuộc đời và ứng chúng vào chính bản thân mình.

Khi trì tụng Chú Đại Bi phài luôn mang tâm từ bi, phát huy Phật tính vốn có trong mỗi con người, mọi người có thể tụng kinh bất cứ lúc nào, chỉ cần là trong lòng có Phật thì câu kinh cứ thế tuôn ra.

Việc trì tụng hàng ngày, đúng lễ và đều đặn sáng trưa, chiều là rất tốt, thế nhưng nếu không có điều kiện thì có thể trì tụng Chú Đại Bi bất cứ khi nào rảnh rỗi, để tìm tới sự an lạc trong tâm hồn.

84 câu Chú Đại Bi và ý nghĩa

  • Nam Mô Hắt Ra Đát Na Đa Ra Dạ Da: Bổn thân Quan-Âm Bồ-Tát hóa hiện tướng hành giả cầm chuỗi lễ tụng cầu Bồ-Tát cảm ứng.
  • Nam Mô A Rị Da: Quan-Âm hóa hiện tướng tay bưng Như-Ý Pháp-Luân. Hành giả y giáo phụng hành.
  • Bà Lô Yết Đế Thước Bát Ra Da: Quán-Âm hóa hiện tướng Quán-Tự-Tại trì bát. Hành giả quán tưởng khiến chúng sanh được trường thọ.
  • Bồ Đề Tát Đỏa Bà Da: Quan Âm hiện thân Bất Không Quyên Sách Bồ Tát tự giác giác tha, phổ độ chúng sanh.
  • Ma Ha Tát Đỏa Bà Da: Quan Âm hiện tướng tụng chú, theo pháp tu trì, được thiện giải thoát.
  • Ma Ha Ca Lô Ni Ca Da: Quan Âm hóa hiện tướng Mã-Minh Bồ Tát tự giác giác tha, tự đô tự tha.
  • Án: Quan Âm hóa hiện tướng các Thần Quỷ Vương chắp tay tụng chú. Chư Phật quán tưởng chữ Án thành chánh giác.
Chú Đại Bi cách trì tụng đúng cách

Chú Đại Bi cách trì tụng đúng cách

  1. 8 ) Tát Bàn Ra Phạt Duệ: Quan Âm hóa hiện tướng Tứ Đại Thiên Vương dùng lục độ hoá độ chúng ma.
  • Số Đát Na Đát Tỏa: Quan Âm hóa hiện tướng Bộ-Lạc Tứ Đại Thiên Vương khiến cải ác theo thiện.
  • Nam Mô Tất Cát Lật Đỏa Y Mông A Rị Da: Quan Âm hiện tướng Long Thọ Bồ Tát hộ trì người tu hành, hàng phục tất cả ma oán.
  • Bà Lô Kiết Đế: Quan Âm hiện tướng Phật Viên Mãn báo Thân Lô Xá Na rộng độ vô lượng chúng sanh.
  • Nam Mô Na Ra Cẩn Trì: Quan Âm hiện tướng Phật Thanh Tịnh Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na gia hộ chúng sanh an lạc.
  • Hê Rị Ma Ha Bàn Đa Sa Mế: Quán Âm hiện tướng Dương Đầu Thần Vương hộ trì hành giả xa lìa loài ác thú.
  • Tát Bà A Tha Đậu Du Bằng: Quan Âm hiện tướng Bồ Tát Cam Lộ Vương tay cầm cành dương, tay cầm bình ngọc cam lộ độ chúng sanh.
  • A Thệ Dựng: Quán Âm hiện tướng Phi Đằng Dạ Xoa Thiên Vương tuần sát bốn phương khuyến thiện ngừng ác.
  • Tát Bà Tát Đa Na Ma Bà Tát Đa Na Ma Bà Già: Quán Âm hiện tướng Thần Vương Bà Già Bà Đế độ chúng sanh có duyên.
  • Ma Phạt Đạt Đậu: Quan Âm hiện tướng Quân Tra Lợi Bồ Tát mặt có ba con mắt cảm hóa ác nhơn hướng thiện.
  • Đát Điệt Tha: Quán Âm hiện tướng A La Hán thuyết pháp độ chúng sanh.
  • Án A Bà Lô Hê: Quan Âm hiện tướng Quan Âm Bồ Tát từ bi vô lượng cứu khổ ban vui.
  • Lô Ca Đế: Quan Âm hiện tướng Đại Phạm Thiên Vương ở trong mười phương thế giới độ thoát chúng sanh.
  • Ca Ra Đế: Quan Âm hiện tướng Đế Thần ở trong mười phương thế giới thường cứu chúng sanh.
  • Di Hê Rị: Quan Âm hóa hiện tướng Thiên Thần Ma Hê Đầu La thống lãnh thiên binh độ chúng sanh.
  • Ma Ha Bồ Đề Tát Đỏa: Quan Âm dùng tâm nguyện thanh tịnh, từ bi vô ngã cảm ứng độ người chân thật tu hành.
  • Tát Bà Tát Bà: Quan Âm hiện thân Bồ Tát Hương Tích điều phục năm phương chúng quỷ theo hầu cứu giúp chúng sanh.
  • Ma Ra Ma Ra: Quan Âm hiện Bạch Y Bồ Tát tay mặt cầm Như Ý, tay trái dắt đồng tử khiến chúng sanh được trường thọ.
  • Ma Hê Ma Hê Rị Đà Dựng: Quan Âm hiện tướng Phật A Di Đà khiến chúng sanh khi hết thân nầy đồng sanh Cực Lạc quốc.
  • Cu Lô Cu Lô Yết Mông: Quan Âm hiện tướng Bồ Tát Không Thân hàng phục vạn ức thiên binh, hóa độ vô lượng chúng sanh.
  • Độ Lô Độ Lô Phạt Xà Da Đế: Quan Âm hóa thân Bồ Tát Nghiêm Tuấn áp lãnh man binh Khổng Tước Vương hàng phục các ma oán.
  • Ma Ha Phạt Xà Da Đế: Quan Âm hóa hiện Đại Lực Thiên Tướng tay cầm Bảo Xử hộ trì chúng sanh, tinh tấn tu hành.
  • Đà La Đà La: Quan Âm hiện tướng trượng phu tu khổ hạnh khiến chúng sanh phá trừ ngã chấp pháp chấp.
  • Địa Rị Ni: Quan Âm hiện tướng Sư Tử Vương xét nghiệm người tụng chú khiến chúng sanh tiêu trừ tai họa.
  • Thất Phật Ra Da: Quan Âm hiện tướng Bồ Tát Thích Lịch tay cầm Kim Xử hàng phục các ma và quyến thuộc của chúng.
  • Giá Ra Giá Ra: Quan Âm hiện thân Bồ tát Tồi Toái tay cầm Kim Luân hóa độ oán ma điều phục tùng.
  • Mạ Mạ Phạt Ma Ra: Quan Âm hiện thân Đại Hàng Ma Kim Cang tay cầm Kim Luân hộ trì chúng sanh đắt đại cát tường.
  • Mục Đế Lệ: Quán Âm hiện tướng chư Phật, Bồ Tát chắp tay lắng lòng nghe tụng thần chú, hành giả phụng trì chứng đắt Phật quả.
  • Y Hê Y Hê: Quan Âm hiện thân Ma Hê Thủ La Thiên Vương cảm triệu nhơn thiên thuận tùng.
  • Thất Na Thất Na: Quán Âm hiện thân Ca Na Ma Tướng Thiên Vương, hóa lợi chư Thiên, không gây tai hại nhân gian.
  • A Ra Sâm Phật Ra Xá Lợi: Quan Âm hiện tướng tay cầm khiên, tay cầm cung tên kính tụng thần chú đắc pháp tự tại.
  • Phạt Xa Phạt Xâm: Quan Âm hiện thân Kim Khôi Đại Tướng cầm linh thuận thời giáo hóa độ chúng sanh.
  • Phật Ra Xá Da: Quan Âm hiện tướng Phật A Di Đà, chúng sanh tưởng niệm thì hiện tiền tương lai sẽ thấy Phật.
  • Hô Lô Hô Lô Ma Ra: Quán Âm Hiện Tướng Bát Bộ Thần Vương chắp tay niệm từ bi hàng phục chúng ma.
  • Hô Lô Hô Lô Hê Rị: Quan Âm hiện tướng Tứ Tý Tôn Thiên tay bưng Nhật Nguyệt chiếu sáng hóa độ nhơn thiên.
  • Ta Ra Ta Ra: Quan Âm hóa độ Phổ Đà Sơn hiển linh bất khả tư nghì, có ý nghĩa Ta-Bà khổ như núi non hiểm trở.
  • Tất Rị Tất Rị: Quán Âm hiện tướng mạo từ bi tay cầm cành dương, tay cầm tịnh bình rưới nước cam lồ cứu khổ độ sanh.
  • Tô Rô Tô Rô: Quán Âm hóa tướng lá cây rụng, chúng sanh nghe tiếng được bốn lợi ích: quán đảnh, mát thân, tâm vui, đầy đủ.
  • Bồ Đề Dạ Bồ Đề Dạ: Quan Âm hiện tướng diện mạo từ bi thân cận trẻ con giáo hóa lợi ích chúng sanh.
  • Bồ Đà Dạ Bồ Đà Dạ: Quan Âm hiện tướng A Nan tôn giả tay cầm bình bát hóa độ chúng sanh.
  • Di Đế Rị Dạ: Quan Âm hiện tướng Di Lặc Bồ Tát chỉ dạy chúng sanh tu hạnh đại bi, được chơn giác ngộ an lạc.
  • Na Ra Cẩn Trì: Quan Âm hiện tướng Địa Tạng Bồ Tát khai ngộ chúng sanh tỉnh giác mê chấp, được thoát khổ ác đạo.
  • Địa Rị Sắc Ni Na: Quan Âm hiện tướng Bồ Tát Bảo Tràng tay kiết ấn, tay cầm Kim Xoa làm lợi ích chúng sanh.
  • Ba Dạ Ma Na: Quan Âm hiện tướng Bảo Kim Quang Tràng Bồ Tát cầm Bạt Chiết La Xử lợi ích độ sanh.
  • Ta Bà Ha: Quan Âm hiện tướng ba đầu Viên-Tịch Thắng-Nghĩa lợi ích độ sanh.
  • Tất Đà Dạ: Quan Âm hiện tướng tôn giả Xá Lợi Phất tay kiết ấn Liêm Thủ thông đạt tất cả pháp.
  • Ta Bà Ha: Quan Âm hiện tướng Bồ Tát Hằng Hà Sa đứng trên đầu rồng, dùng tâm cát tường hóa độ chúng sanh.
  • Ma Ha Tất Đà Dạ: Quan Âm hiện tướng Bồ Tát Phóng-Quang tay cầm tràng phan báu lợi ích độ sanh.
  • Ta Bà Ha: Quan Âm hiện tướng tôn giả Mục Kiền Liên tay cầm tích trượng, bình bát dứt trừ tai ương, cứu độ chúng sanh.
  • Tất Đà Du Nghệ: Quan Âm hiện Tây Phương Cực Lạc, tất cả chư Thiên, Bồ Tát vân tập thính thọ pháp hỷ, hóa độ thập phương nhơn thiên.
  • Thất Bàn Ra Dạ: Quan Âm hiện tướng Thiên Nữ Tự Tại Viên Mãn
  • Ta Bà Ha: Quan Âm hiện tướng tôn giả A-Xà-Na hoan hỷ bưng cao bình bát tăng trưởng tâm lợi ích độ sanh.
  • Na Ra Cẩn Trì: Quan Âm hiện tướng Bồ Tát Sơn Hải Huệ tay cầm kiếm vàng hóa độ thánh-giả Tiểu-thừa.
  • Ta Bà Ha: Quan Âm hiện tướng tôn giả Chiên Đà La quảy nón lá vô trụ thắng nghĩa độ hóa chúng sanh.
  • Ma Ra Na Ra: Quan Âm hiện tướng Bồ Tát Bảo Ấn Vương tay cầm búa vàng Như Ý kiểm nghiệm tâm hạnh chúng sanh.
  • Ta Bà Ha: Quan Âm hiện tướng tôn giả Câu Hy La mang giầy cỏ đạp trên sóng nước phát sanh tiếng hải triều cảnh giác tâm chúng sanh.
  • Tất Ra Tăng A Mục Khê Da: Quan Âm hiện tướng Bồ Tát Dược Vương tay cầm dược thảo trừ bịnh khổ chúng sanh.
  • Ta Bà Ha: Quan Âm hiện tướng Viên Mãn Bồ Tát thân mặc y đỏ chấp tay tâm viên mãn an lạc chúng sanh.
  • Ta Bà Ma Ha A Tất Đà Dạ: Quan Âm hiện tướng Dược Thượng Bồ Tát tay cầm bình ngọc giải trừ tật khổ chúng sanh.
  • Ta Bà Ha: Quan Âm hiện tướng tôn giả Xá Lợi Phất tay cầm chơn kinh cứu cánh thắng nghĩa hóa đạo chúng sanh quy Tịnh Độ.
  • Giả Kiết Ra A Tất Đà Dạ: Quan Âm hiện tướng Thần Hổ gầm, tay cầm búa kiên định tâm hàng phục ma oán.
  • Ta Bà Ha: Quan Âm hiện tướng chư Thiên Ma Vương tay cầm Xà Thương hóa đạo chúng sanh giải trừ tâm oán hận.
  • Ba Đà Ma Yết Tất Đà Dạ: Quan Âm hiện tướng Linh Hương Thiên Bồ Tát bưng lư Như Ý hộ trì chúng sanh.
  • Ta Bà Ha: Quan Âm hiện tướng Tán Hoa Thiên Bồ Tát tay cầm bảo liên ngàn cánh thành tựu chúng sanh lợi ích an lạc.
  • Na Ra Cẩn Trì Bàn Già Ra Dạ: Quan Âm hiện tướng Tôn Giả Phú Lâu Na tay bưng bình bát cứu độ chúng sanh lìa tai nạn.
  • Ta Bà Ha: Quan Âm hiện tướng Bồ Tát Đà La Ni Từ tay bưng trái tươi bố thí độ sanh chân thật tu hành rõ pháp tánh không.
  • Ma Bà Lợi Thắng Yết Ra Dạ: Quan Âm hiện tướng Bồ Tát Tam Ma Thiền Na kiết già trên bánh xe, tay bưng đèn ngọc sáng khắp pháp giới.
  • Ta Bà Ha: Quan Âm hiện tướng tôn giả Đại Ca Diếp tay trái cầm chuỗi, tay mặt cầm thiền trượng chỉ dẫn chúng sanh tu hành.
  • Nam Mô Hắc Ra Đa Ra Dạ Da: Quan Âm hiện tướng Bồ Tát Hư Không Tạng cầm hoa ngồi trên đá khiến cho chúng sanh kiên định tín tâm dõng mãnh tinh tấn.
  • Nam Mô A Rị Da: Quan Âm hiện tướng Bồ Tát Phổ Hiền kiết già thiền tọa trên Hương Tượng khiến chúng sanh viên mãn công hạnh.
  • Bà Lô Kiết Đế: Quan Âm hóa thân Bồ Tát Văn Thù ngồi trên sư tử tay chỉ hư không khến chúng sanh khai ngộ.
  • Thước Bàn Ra Dạ: Quan Âm hiện tướng hoa sen ngàn cánh giải trừ chúng sanh ái sắc trần hư vọng, thấy tự tánh không.
  • Ta Bà Ha: Quan Âm hiện tướng buông thõng hai tay giải trừ nhĩ căn phân biệt thanh trần hư vọng, nghe tự tánh không.
  • Án Tất Điện Đô: Quan Âm hiện tướng mở hai bàn tay đoạn tỳ căn ái nhiễm hương trần, tự giác tánh không.
  • Mạn Đà Ra: Quan Âm hiện tay Đâu La Miên đoạn trừ căn ái nhiễm vị trần hư vọng, tự giác tánh không.
  • Bạt Đà Dạ: Quan Âm hiện tướng tay bưng bát hương giải trừ tham ái chạm xúc, khiến chúng sanh đoạn thân căn xúc trần hư vọng, tự giác tánh không.
  • Ta Bà Ha: Quan Âm hiện tướng tay cầm tràng phan giải trừ phân biệt các pháp, khiến chúng sanh đoạn ý căn chấp pháp trần hư vọng, biết tự tánh không.

Bài viết cùng chuyên mục

  • Tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa, nội dung của Bát Nhã Tâm Kinh
  • Niệm chú đại bi tại nhà, hiểu thế nào cho đúng
  • Chú Đại Bi là gì? Công năng oai hùng và ý nghĩa của chú Đại Bi
  • Lễ Phật đản 2019 vào ngày nào? Ý nghĩa ngày lễ Phật đản
  • Niệm phật – Ý nghĩa, lợi ích và cách niệm phật đúng
Thư viện tổng hợp
Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
Văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ ngày cuối năm chuẩn nhất
Tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa, nội dung của Bát Nhã Tâm Kinh
Nữ xông nhà có được không? Có bầu xông đất tốt hay xấu
Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
Tử vi tháng 12/2021 của 12 con giáp chi tiết, đầy đủ nhất
Đặt câu hỏi
  • Hình thức tư vấn
  • Online
  • Mail
|
Tu vi