$nbsp;
26-08-2020 15:00

Tết Trung Thu còn được gọi là tết Trông Trăng, Tết Thiếu Thi, được diễn ra vào ngày rằm tháng 8 – 15/08 âm lịch. Đây là thời điểm trăng sáng nhất trong năm. Nguồn gốc về tết Trung Thu được người ta biết đến nhiều nhất là câu chuyện về Vua Đường Mình Hoàng lên cung trăng, về Hậu Nghệ và Thường Nga.

1.Ý nghĩa ngày tết trung thu

  • Trung Thu là tết Đoàn viên đây là một phong tục rất có ý nghĩa của người Việt. Mang ý nghĩa của sự chăm sóc, của sự báo hiếu, sự biết ơn, của đoạn tụ gia đình và của yêu thương.
  • Trong ngày tết Trung Thu tại Việt Nam người lớn trong gia đình thường bày cỗ cho con trẻ để mừng trung thu, mua đủ đồ chơi, lồng đen, thắp sắng bàng đèn hoặc nến treo trong nhà hoặc để cho các bé rước đèn.
  • Cỗ mừng trung thu gồm bánh kẹo, hoa quả. Đây là dịp để con cái hiểu được sự săn sóc quí mến của cha mẹ đối với mình, vì thế mà tình cảm gia đình thêm gắn kết.
  • Tết trung thu có trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng, và các ân nhân khác. Thật là dịp tốt để con cháu tỏ lòng biết ơn ông bà cha mẹ và để người đời tỏ lòng săn sóc lẫn nhau.

Tết Trung Thu

Tết Trung thu là dịp để gia đình đoàn viên, quây quần ngắm trăng

2.Tết Trung Thu theo phong tục dân gian xưa 

Trong ngày tết Trung Thu người ta thường : Cúng Trắng, Thưởng Nguyệt, Thi Cỗ thi đen, Hát Trông Quân, Múa Sư Tử ( múa lân )

  • Cúng trăng (Tế nguyệt) :
    • Vào đêm 15/8 âm lịch hàng năm, khi trăng rằm tỏa sáng là lúc lễ tế thần mặt trăng bắt đầuTrên bàn thờ có hoa quả, có bánh hình mặt trăng còn gọi là bánh “đoàn viên”, bởi lẽ, trong dịp này, cả gia đình có dịp đoàn tụ để cùng ăn bánh và cùng thưởng thức ánh trăng thu trong trẻo và bầu không khí ấm áp của đêm rằm đến với mọi nhà.
  • Ngắm trăng (Thưởng nguyệt) :
    • Tục thưởng nguyệt vốn bắt nguồn từ việc cúng trăng. Đến đời Đường, thú ngắm trăng dịp Trung thu trở nên thịnh hành được thể hiện nhiều trong thơ ca. Nhưng đến đời Tống, lễ hội ngắm trăng mới chính thức trở thành Tết Trung thu.
    • Tục lệ ăn bánh hình mặt trăng (bánh nướng, bánh dẻo) trong dịp Tết Trung thu cũng bắt đầu từ thời này.
    • Trẻ em trong dịp Tết Trung Thu được mua cho đèn xếp, đèn lồng, đèn ông sao, đèn con giống sặc sỡ thắp sáng và kéo nhau từng đoàn ca hát vui vẻ, tối tối cùng nhau hởn hở chơi ngoài đường, người ngõ dưới ánh trăng. Vào đúng ngày rằm thì sẽ mở thành “hội” đông vui náo nhiệt, tiếng trống, tiếng hò reo, máu lân náo nhiệt.
  • Thi cỗ và thi đèn :
    • Trong phong tục Tết Trung Thu xưa người ta thường tổ chức bày cỗ với bánh trái hình mặt trăng, treo đèn kết hoa, nhảy múa ca hát, múa lân từng bừng. Ở nhiều nơi cũng tổ chức thi cỗ, thi làm bánh của các bà các mẹ.
    • Trẻ em có những cuộc thi đèn, lễ hội rước đèn.Nhiều gia đình bày cỗ riêng cho trẻ em và trong mâm cỗ xưa thường có ông tiến sĩ giấy đặt ở nơi cao đẹp nhất, xung quanh là bánh trái hoa quả. Sau khi chơi cỗ trông trăng, các em cùng nhau phá cỗ, tức là ăn mâm cỗ lúc đã khuya.
  • Hát Trống quân :
    • Tết Trung Thu ở miền Bắc còn có tục hát trống quân. Ðôi bên nam nữ vừa hát đối đáp với nhau, vừa đánh nhịp vào một sợi dây gai hoặc dây thép căng trên một chiếc thùng rỗng, bật ra những tiếng “thình thùng thình” làm nhịp cho câu hát.
    • Những câu hát vận (hát theo vần, theo ý) hoặc hát đố có khi có sẵn, có khi lúc hát mới ứng khẩu đặt ra. Cuộc đối đáp trong những buổi hát trống quân rất vui và nhiều khi gay go vì những câu đố hiểm hóc. Trai gái dùng điệu hát trống quân để hát trong những đêm trăng rằm, nhất là vào rằm tháng tám.
    • Trai gái hát đối đáp với nhau vừa để vui chơi vừa để kén chọn bạn trăm năm. Người ta dùng những bài thơ làm theo thể thơ lục bát hay lục bát biến thể để hát. Tục hát trống quân, theo truyền thuyết, có từ thời vua Lạc Long Quân đời Hồng Bàng. Tết Trung Thu của người Hoa không có phong tục này.
  • Múa Sư tử (múa lân)  :
    • Vào dịp Tết Trung Thu có tục múa Sư tử còn gọi là múa Lân. Người Hoa hay tổ chức múa lân trong dịp Tết Nguyên Đán. Người Việt lại đặc biệt tổ chức múa Sư Tử hay Múa Lân trong dịp Tết Trung Thu. Con Lân tượng trưng cho điềm lành. Người Trung Hoa không có những phong tục này. Người ta thường múa Lân vào hai đêm 14 và 15.
    • Ðám múa Lân thường gồm có một người đội chiếc đầu lân bằng giấy và múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Ðầu lân có một đuôi dài bằng vải màu do một người cầm phất phất theo nhịp múa của lân. Ngoài ra còn có thanh la, não bạt, đèn màu, cờ ngũ sắc, có người cầm côn đi hộ vệ đầu lân…
    • Ðám múa Lân đi trước, người lớn trẻ con đi theo sau. Trong những ngày này, tại các tư gia thường có treo giải thưởng bằng tiền ở trên cao cho con lân leo lên lấy.
    • Trẻ em thì thường rủ nhau múa Lân sớm hơn, ngay từ mùng 7 mùng 8 và để mua vui chứ không có mục đích lĩnh giải. Tuy nhiên có người yêu mến vẫn gọi các em thưởng cho tiền.
    • Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung Thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị v.v.
Nguồn gốc và ý nghĩa tết trung thu

Vào dịp Tết Trung Thu trẻ nhờ rước đèn xem múa lân dưới ánh trăng

3.Nguồn gốc, Sự tích của Tết Trung Thu

Cho đến bây giờ, vẫn chưa xác minh rõ ràng được Tết Trung thu bắt nguồn từ văn minh lúa nước của Việt Nam hay tiếp nhận từ văn hóa Trung Hoa. Có ba truyền thuyết chính được người ta biết đến nhiều nhất để nói về Trung thu đó là Hằng Nga và Hậu Nghệ, vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng và Sự tích về chú Cuội của Việt Nam.

  • Sự tích của Tết Trung Thu – Vua Minh Đường lên cung Trăng 
    • Theo sách cổ thì Tết Trung thu bắt đầu từ đời nhà Đường, thời vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh. Sách xưa chép rằng, nhân một đêm rằm tháng tám, khi cùng các quan ngắm trăng, vua Đường ao-ước được lên thăm cung trăng một lần cho biết. Pháp-sư Diệu Pháp Thiên tâu xin làm phép đưa vua lên cung trăng. Lên tới cung trăng, Minh Hoàng được chúa tiên tiếp rước, bày tiệc đãi đằng và cho hàng trăm tiên nữ xinh tươi mặc áo lụa mỏng nhiều màu sắc rực rỡ, tay cầm tấm lụa trắng tung múa trên sân, vừa múa vừa hát, gọi là khúc Nghê-Thường vũ y.
    • Vua Đường quá mê đắm, sẵn có khiếu thẩm âm nên vừa trầm trồ khen ngợi, lại vừa lẩm nhẩm học thuộc lòng điệu hát, điệu múa mang về hoàng cung bày cho các cung nữ trình diễn. Cuối năm đó, quan Tiết Độ Sứ cai trị xứ Tây Lương mang về triều tiến dâng một đoàn vũ nữ với điệu múa Bà-la-môn. Vua thấy điệu múa có nhiều chỗ giống Nghê-Thường vũ y, liền chỉnh đốn hai bài hát và hai điệu làm thành Nghê-Thường vũ y khúc.
    • Về sau các quan cũng bắt chước vua mang điệu múa hát về các phiên trấn xa xôi nơi họ cai trị rồi dần dần phổ biến khắp dân gian. Tục ngắm trăng, xem ca múa sau biến thành thú vui chơi đêm rằm Trung Thu .
    • Về sau Tết Trung Thu lan rộng sang các nước láng giềng và thuộc địa của Trung Hoa. Sách sử Việt không nói rõ dân ta bắt đầu chơi Tết Trung Thu từ bao giờ, chỉ biết hàng mấy trăm năm trước, tổ tiên ta đã theo tục này. Ngay từ đầu tháng tám âm lịch, chợ búa bắt đầu có màu sắc Trung Thu. Lồng đèn, bánh nướng, bánh dẻo đã được bày bán la liệt trong các cửa hiệu rực rỡ ánh đèn. Người mua lẫn người đi xem đông chen như hội.
    • Ngoài các loại đèn giấy, bánh kẹo còn có các con giống đầu lân, mặt ông địa bày bán đầy các chợ. Những nhà giàu còn bày cỗ Trung Thu để khoe tài nấu nướng của các cô con gái tới tuổi lấy chồng.
Nguồn gốc và ý nghĩa tết trung thu

Nguồn gốc và ý nghĩa tết trung thu

  • Sự tích tết Trung Thu – Hậu Nghệ và Thường Nga 
    • Hậu Nghệ là một người bất tử, còn Hằng Nga là một tiên nữ xinh đẹp phục vụ cho Tây Vương Mẫu. Hai người là vợ chồng. Thế nhưng sự bất tử của Hậu nghệ và sắc đẹp của Hằng Nghe đã khiến một số vị thần tiên khác ganh ghét, họ vu oan cho Hậu Nghệ tột lỗi phạm thiên đình trước mặt vua Nghiêu. Từ đó, Hằng Nga và Hậu Nghệ bị đuổi khỏi hoàng cung và phải sống cuộc đời thường dân. Từ đó, cuộc sống làm lụng, săn bắn đã làm cho chàng Hậu Nghệ trở thành một xạ thủ có tiếng trong dân gian.
    • Thời bấy giờ có 10 mặt trời cùng tồn tại, và thay phiên nhau chiếu sáng. Tuy nhiên tai họa ập đến khi mà đột nhiên cả 10 mặt trời cùng xuất hiện trong một ngày thiếu cháy hầu hết sinh linh trên mặt đất. Trước hoàn cảnh “ngàn cân treo sợi tóc” trên, Vua Nghiêu đã sai Hậu Nghệ bắn rơi 9 mặt trời chỉ để một cái lại mà thôi. Chàng Hậu Nghệ đã hoàn thành sứ mạng xuất sắc.
    • Để đáp lại, Vua Nghiêu đã cho chàng một viên thuốc trường sinh bất lão và dặn rằng “Tạm thời không được uống cái này vào, hay bắt đầu cầu nguyện và ăn chay trong một năm sau đó mới được uống”. Hậu Nghệ làm theo, chàng đem viên thuốc về nhà và giấu nó ở cái rui trên nóc nhà và tự khổ luyện tinh thần. Được khoảng nửa năm, Vua Nghiêu mời chàng đến kinh thành “chơi” .
    • Hằng Nga ở nhà thì bỗng lưu ý đến một vật sáng lóng lánh trên mái nhà và phát hiện ra viên linh dược, sau đó, biết là linh dược, nàng đã uống ngay viên thuốc cũng đúng lúc Hậu Nghệ vừa về đến và ngay tức khắc chàng đã biết chuyện gì đã xảy ra. Nhưng tất cả đã quá muộn, Hằng Nga bắt đầu bay về trời.
    • Với chiếc nỏ trong tay, Hậu Nghệ đuổi theo Hằng Nga. Nhưng đi được đến nửa đường thì thần Gió đã cản chàng lại mặc cho nàng tiên nữ xinh đẹp kia bay đến mặt trăng. Khi vừa đến nơi Hằng Nga bỗng không thở được và viên thuốc bỗng văng ra. Kể từ đó, Hằng Nga mãi ở trên mặt trăng không thể nào trở lại. Truyền thuyết còn kể lại rằng nàng đã kêu gọi những con thỏ ở mặt trăng tạo ra viên thuốc giống như vậy để nàng còn quay về với người chồng ngày đêm mong nhớ, nhưng tất cả đều vô dụng.
    • Trong khi đó, ở dương thế, sự mong nhớ và nỗi hối hận ngày đêm cồn cào Hậu Nghệ. Cuối cùng, chàng xây một lâu đài trong mặt trời và đặt tên là “Dương”, trong khi đó thì Hằng Nga cũng xây một lâu đài tương tự đặt tên là “Âm”. Cứ mỗi năm một lần, vào ngày rằm tháng 8, hai người được đoàn viên trong niềm hân hoan hạnh phúc. Chính vì thế mà mặt trăng luôn thật tròn và thật sáng vào ngày này như đê nói đến niềm vui, sự hân hoan khi được gặp mặt của con người.
      Đây là tài liệu có trong truyền thuyết Trung Quốc khá phổ biến ở thời Tây Hán(206 TCN – 24 SCN).

Cho dù ngày Tết Trung Thu được bắt nguồn từ bao giờ do đâu mà có thì cho tới ngày  nay, ngày tết Trung Thu vẫn đang được duy trì và là nét đẹp trong văn hóa truyền thống không chỉ của Việt Nam mà còn của một số nước như Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản…

, ,

Bài viết cùng chuyên mục

  • Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
  • Lời chúc tết người yêu cũ hay, mang nhiều ý nghĩa
  • Lời chúc tết cho vợ yêu tình cảm, ý nghĩa, gắn kết vợ chồng
  • Lời chúc tết khách hàng hay ý nghĩa, tăng thêm gắn kết
  • Lời chúc tết cho anh trai hay và hài hước năm 2024
Thư viện tổng hợp
Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
Văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ ngày cuối năm chuẩn nhất
Tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa, nội dung của Bát Nhã Tâm Kinh
Nữ xông nhà có được không? Có bầu xông đất tốt hay xấu
Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
Tử vi tháng 12/2021 của 12 con giáp chi tiết, đầy đủ nhất
Đặt câu hỏi
  • Hình thức tư vấn
  • Online
  • Mail
|
Tu vi