$nbsp;
26-08-2020 20:38
Ý nghĩa tết trung thu trong phong tục người Việt mang đậm tính chất gia đình, đó chính là sự chăm sóc, báo hiếu, biết ơn, của đoàn tụ và yêu thương. Cùng xemboi.com.vn tìm hiểu chi tiết
Vào ngày rằm tháng tám âm lịch hàng năm, trong mọi gia đình người Việt lại nô nức tổ chức vui hân hoan đón Tết Trung Thu.  Đây là nét đẹp trong văn hóa truyền thống của một ngày lễ cổ truyền. Tết Trung Thu không chỉ còn là ngày Tết của mỗi gia đình, mà là cái Tết của Toàn Dân Tộc,

Vào ngày 15/8 âm lịch, ngày mà trăng tròn và sáng nhất trong năm – ngày Tết Trung Thu, Mỗi Gia đình sẽ tùy theo sở thích và thói quen mà bày mâm cỗ trang trí khác nhau, tuy nhiên thường sẽ có bánh nướng, bánh dẻo ( bánh trung thu ). Khi ánh trăng lên tới đỉnh đầu chính là lúc mà mọi người cùng nhau phá cỗ và thưởng thức hương vị của Tết Trung thu.

Ý nghĩa Tết Trung thu trong văn hóa người Việt

Ý nghĩa Tết Trung Thu

Ý nghĩa Tết Trung Thu

Ý nghĩa Tết trung thu trong phong tục tập quán của người Việt chủ yếu hướng về gia đình, hướng về sự chăm chút cho các cháu thiếu nhi. Vào ngày Tết Trung thu nhà nhà đều sửa biện một mâm cỗ để cúng gia tiên. Và tùy vào điều kiện của từng gia đình thì mâm cỗ có thể được chuẩn bị là cỗ mặn hoặc cỗ ngọt ( Tuy nhiên thường sẽ là mâm cỗ ngọt với hoa quả, bánh kẹo ). Những em bé sẽ được tụ tập rước đèn, phá cỗ xem múa lân, múa sư tử, xem biểu diễn sự tích chú cuội chị Hằng dưới đêm trăng, không khí vô cùng rộn rã.




Đã theo thông lệ, mỗi năm cứ vào dịp Tết Trung Thu, các bạn nhỏ có thể tự làm cho mình những chiếc đèn ông sao, đèn hình thú hay đèn lồng rồi thắp nến bên trong cùng rước đèn dưới trăng. Mặc dù ngày nay nhịp sống bận rộn với công việc học tập, và công việc bố mẹ bận rộn đã không đủ thời gian để tự làm đèn nữa, nhưng thay vào đó các bạn nhỏ sẽ được bố mẹ mua cho những chiếc đèn hiện đại hơn, tiện lợi hơn.

Từ xưa tới nay cứ vào ngày Tết Trung Thu trên mọi nẻo đường thôn xóm đều linh đình tổ chức Trung Thu cho các bạn nhỏ, dù quy mô và hình thức ở mỗi thời khác nhau, nhưng mô hình chung vẫn sẽ là những bức tiệc dưới trăng, để các bạn nhỏ được tụ tập lại cùng nhau, mang những chiếc đèn nhiều màu sắc, rước đèn dưới trăng. Đồng thời không thể thiếu được những bữa tiệc liên hoan và văn nghệ múa hát, phá cỗ dưới trăng rằm.

Như vậy có thể thấy ý nghĩa tết trung thu chính là để thể hiện tình yêu thương, sự quan tâm của ông bà, bố mẹ, anh chị dành cho các bạn nhỏ, những thế hệ tương lai của đất nước. Đồng thời nó giúp các bạn nhỏ tăng thêm sự giao lưu, tình đoàn kết, yêu thương lẫn nhau.

Đây cũng là dịp để con cháu tỏ lòng hiếu kính với ông bà, bố mẹ cũng chính vì thế Trung thu còn được gọi là Tết đoàn viên trong lòng người dân Việt. Mỗi người con dù đi ngược về xuôi thì vẫn luôn cố gắng về đoàn tụ cùng gia đình vào mỗi dịp trung thu về.

Ý nghĩa của Tết Trung thu mang đậm nét phong tục Việt, ý nghĩa của sự chăm sóc, của sự báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ, và của thương yêu




Nguồn gốc của ngày Tết Trung thu

Tết Trung thu là một nét đẹp văn hóa trong truyền thống dân tộc Việt. Đây cũng được xem là một trong những ngày lễ tết lớn trong dân gian.

Tại Việt Nam, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra rằng, hàng loạt những hoạt động đầu tiên của lễ hội Trung Thu  đã được ghi dấu trên mặt trống đồng Ngọc Lũ.

Cũng theo Thông Tấn Xã việt Nam, văn bia chùa Đọi năm 1121 từ đời nhà Lý, đã ghi nhận rằng, Tết Trung Thu đã được tổ chức chính thức ở Kinh thành Thăng Long với các lễ hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Cho tới đời Lê – Trịnh ngày Tết Trung Thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa.

Ngày Tết Trung Thu được tổ chức vào đúng ngày Rằm tháng Tám ( ngày 15/08 âm lịch ). Đây là thời điểm thời tiết mát mẻ, những công việc mùa mang đã xong và giờ chỉ chờ đợi tới mua thu hoạch.

Dân gian cũng lưu truyền rất nhiều về những truyền thuyết và nguồn gốc của ngày Tết Trung Thu như là : Chuyện nhà vua đi dạo chơi cung trăng vào đúng ngày Rằm Tháng Tám, hay sự tích Chú Cuội, Hằng Hà, Sự Tích Thỏ Ngọc.

 

,

Bài viết cùng chuyên mục

  • Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
  • Lời chúc tết người yêu cũ hay, mang nhiều ý nghĩa
  • Lời chúc tết cho vợ yêu tình cảm, ý nghĩa, gắn kết vợ chồng
  • Lời chúc tết khách hàng hay ý nghĩa, tăng thêm gắn kết
  • Lời chúc tết cho anh trai hay và hài hước năm 2024
Thư viện tổng hợp
Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
Văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ ngày cuối năm chuẩn nhất
Tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa, nội dung của Bát Nhã Tâm Kinh
Nữ xông nhà có được không? Có bầu xông đất tốt hay xấu
Lời chúc đi lễ đầu năm, cầu lộc, cầu duyên cho năm mới
Tử vi tháng 12/2021 của 12 con giáp chi tiết, đầy đủ nhất
Đặt câu hỏi
  • Hình thức tư vấn
  • Online
  • Mail
|
Tu vi